Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 3 năm 2019 | 21:44

Agribank tiếp tục tiên phong cùng ngành ngân hàng đẩy lùi tín dụng đen

Ngày 8/3, tại Pleiku, Gia Lai, đã diễn ra “Hội nghị triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen”.

Tham dự Hội nghị có các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, lãnh đạo UBND và các sở ngành 8 tỉnh (5 tỉnh Tây Nguyên và Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và các tổ chức tín dụng. Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh, Phó Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng tham dự Hội nghị và tại đây Agribank đã đưa ra nhiều giải pháp đẩy lùi nạn tín dụng đen.
 
Tín dụng đen đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm và lo ngại trong thời gian gần đây bởi đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của một bộ phận người dân. Bộ Công an, ngành Ngân hàng cùng các cấp các ngành đang có những giải pháp tích cực để hạn chế tín dụng đen. Ngành Ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi dễ bị ảnh hưởng bởi tín dụng đen.
 
“Hội nghị bàn và triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen tại khu vực Tây Nguyên” được tổ chức nhằm mục đích đưa ra những giải pháp hữu hiệu góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen tại khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
 
Tại Hội nghị, ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết: Agribank trong hơn 30 năm hình thành và phát triển luôn khẳng định vai trò chủ lực trong thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đến nay, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1 triệu tỷ đồng, dư nợ hộ sản xuất và cá nhân đạt trên 700 nghìn tỷ đồng với gần 4 triệu khách hàng, tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn trên 70% và chiếm 50% tỷ trọng toàn ngành ngân hàng đầu tư lĩnh vự này, trong đó tập trung cho các ngành sản xuất, kinh doanh là 78%, tiêu dùng là 22%.
 
Trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên, Agribank đã triển khai mạng lưới giao dịch sâu rộng đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa với 137 chi nhánh và phòng giao dịch. Dư nợ cho vay đạt gần 86 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay các ngành sản xuất, kinh doanh  83%, tiêu dùng 17%. So với các khu vực khác, khu vực Tây nguyên là khu vực có nguồn huy động đạt thấp, chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu vay vốn của khách hàng, hàng năm Agribank đều thực hiện điều chuyển nguồn gần 50.000 tỷ đồng tại các khu vực khác về khu vực Tây Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân.
 
Ngoài việc thực hiện kinh doanh như các ngân hàng thương mại khác, Agribank còn thực hiện 07 chương trình tín dụng chính sách, 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Hàng năm Agribank chấp nhận giảm thu hàng nghìn tỷ đồng để hỗ trợ giảm lãi suất cho các đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thuộc các chương trình chính sách. Bên cạnh đó, Agribank đã cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. 
 
Agribank đã triển khai mạnh mẽ hình thức cho vay qua tổ nhóm để nguồn vốn ngân hàng đến được với đông đảo người dân. Agribank đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với các tổ chức hội, chính quyền địa phương nhằm hướng dẫn cho vay, giải ngân, thu nợ và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, dư nợ cho vay qua tổ đạt trên 115 ngàn tỷ đồng với hơn 1,4 triệu tổ viên.
 
Agribank đồng thời tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng bằng việc triển khai hình thức ngân hàng lưu động, mang đồng vốn đến người dân vùng sâu vùng xa. Đến nay, Agribank đã triển khai được 68 xe 65 chi nhánh trên địa bàn 59 tỉnh thành phố phục vụ gần 400 nghìn lượt khách hàng và thời gian tới dịch vụ ngân hàng lưu động sẽ tiếp tục được Agribank mở rộng thêm ở nhiều địa phương khác trên cả nước.
 
Không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, Agribank còn đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, đời sống. Đến nay, dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống Agribank đạt gần 220 nghìn tỷ đồng với trên 1 triệu khách hàng, chiếm tỷ trọng 22% dư nợ cho vay. Trong đó riêng dư nợ cho vay tiêu dùng khu vực Tây Nguyên đạt gần 15.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% dư nợ cho vay.
 
 
Phó Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng phát biểu tại Hội nghị 
 
Thực hiện chỉ đạo của NHNN về triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp góp phần hạn chế tín dụng đen, Agribank đã ban hành chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, với nhiều ưu đãi. Tuy mới triển khai được hơn 01 tháng, đến nay, Agribank đã thực hiện cho vay tại 43 tỉnh, thành phố với gần 6.000 lượt khách hàng vay vốn tiêu dùng, đời sống (số tiền vay không quá 30 triệu đồng), doanh số cho vay đạt gần 130 tỷ đồng. Trong đó tại khu vực Tây Nguyên Agribank đã cho vay gần 700 lượt khách hàng với doanh số cho vay hơn 10 tỷ đồng.
 
Cũng tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nhấn mạnh: Ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng của người dân, góp phần cùng Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương liên quan đấu tranh đẩy lùi tín dụng đen thông qua các giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM.
 
Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành chính sách mới về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo theo hướng mở rộng đối tượng cho vay, hạn chế các hộ dân tìm đến nguồn tín dụng đen; đảm bảo hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
 
Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin về chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành ngân hàng về các chương trình chính sách tín dụng, cách thức tiếp cận vốn vay; đồng thời cảnh báo các thủ đoạn của các đối tượng, tổ chức cho vay nặng lãi cũng như những hệ lụy nặng nề mà tín dụng đen gây ra...
 
 
Toàn cảnh Hội nghị 
 
Agribank cùng ngành Ngân hàng đã và đang vào cuộc mạnh mẽ để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn tín dụng đen. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao nhất, cần có sự tham gia vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội. NHNN cũng kỳ vọng rằng với những giải pháp mở rộng tín dụng của ngành Ngân hàng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị sẽ giúp người dân hiểu, nhận diện và dần bài trừ nạn tín dụng đen.
 
 
 
Lại Hương
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top