Sáng nay (18/1), tại Hà Nội đã khai mạc Phiên họp Nữ nghị sĩ trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 26 (APPF-26).
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch APPF-26 Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng mà Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều hướng đến, được coi là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội. Bình đẳng giới vừa là mục tiêu của sự phát triển, vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào quá trình phát triển bền vững của quốc gia. Trong các mục tiêu phát triển bền vững 2030, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (SDG5) vừa là mục tiêu, vừa là một phần của giải pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững khác, là một yếu tố góp phần vào sự thịnh vượng của xã hội.
Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, cho biết, Quốc hội Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà, đã lựa chọn chủ đề của Hội nghị nữ Nghị sĩ là “Thúc đẩy bình đẳng giới vì phát triển bền vững và thịnh vượng chung” với mong muốn tạo diễn đàn để các nữ nghị sĩ thảo luận về vai trò của nghị viện trong việc hiện thực hóa các cam kết quốc tế, cũng như thể chế hóa trong luật pháp quốc gia, đồng thời đưa Hội nghị Nữ nghị sỹ - một cơ chế chưa chính thức - trở thành cơ chế thường kỳ của APPF thông qua việc sửa đổi Quy chế hoạt động của APPF.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam từ trước tới nay. Hiến pháp Việt Nam và Luật bình đẳng giới đã ghi nhận quyền bình đẳng về mọi mặt của công dân nam và nữ. Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp bình đẳng giới của Việt Nam và mục tiêu bình đẳng giới của Diễn đàn nghị viện Châu Á - Thái Bình Dương. Cũng như Việt Nam, các nước trong khu vực đã có nhiều nỗ lực, song chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam bày tỏ hy vọng, trong thời gian diễn ra Hội nghị, các đại biểu sẽ trao đổi được nhiều thông tin và đưa ra được các đề xuất, sáng kiến nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy bình đẳng giới ở mỗi quốc gia nói riêng, cũng như trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Tin tưởng rằng, Hội nghị sẽ đóng góp tích cực vào các nghị quyết, Tuyên bố chung của Diễn đàn, bảo đảm các văn kiện được thông qua đều được xem xét qua lăng kính giới, phản ánh được sự quan tâm và tiếng nói của nữ nghị sĩ; đồng thời, những vấn đề được bàn thảo sẽ tiếp tục được các nghị viện thành viên đề cập và lan tỏa tại các diễn đàn liên nghị viện khác nhau như Liên minh nghị viện thế giới IPU.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thuý Anh, các nữ nghị sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới vì bản chất của công việc và sự thấu cảm của các nữ nghị sĩ đối với phụ nữ. Tin tưởng rằng bình đẳng giới chỉ có thể đạt được khi đảm bảo ba trụ cột: nâng cao nhận thức chung về bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công tác xây dựng pháp luật, trong các chương trình kinh tế - xã hội cụ thể của quốc gia và các hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực này, Quốc hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để có những biện pháp khác nhau và đạt được nhữg kết quả đáng kể trong lĩnh vực này. Trong đó, nhận thức về bình đẳng giới đã được nâng lên đáng kể; bình đẳng giới và quyền của phụ nữ đã được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật khác nhau, bao gồm Hiến pháp, Luật bình đẳng giới, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật ngày càng được quan tâm...
Với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung”, Hội nghị đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp nhằm khuyến khích các nữ nghị sỹ APPF cùng hành động để thúc đẩy sự phát triển bình đẳng giới. Các đại biểu cũng chia sẻ thực tiễn bình đẳng giới, các thành công, các khó khăn, thách thức mà phụ nữ phải đối mặt, kinh nghiệm giải quyết, hy vọng rằng mỗi đại biểu có thể tìm thấy có rất nhiều điểm chung ở các quốc gia và những kinh nghiệm hay để nghiên cứu, học hỏi, những vấn đề các nghị viện cần có tiếng nói chung, quyết tâm chung và phối hợp hành động vì các mục tiêu chung.Khẳng định vai trò của Nghị viện, các nghị sĩ, đặc biệt là nữ nghị sĩ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, vì sự thịnh vượng chung của mỗi quốc gia và trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
D.T
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.