Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 8 năm 2021 | 11:45

Bắc Giang xây dựng 3 tình huống ứng phó với thiên tai

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn (PCLB TKCN) tỉnh Bắc Giang đã xây dựng 3 tình huống giả định xảy ra tại khu vực đê Tả Cầu thuộc xã Châu Minh (Hiệp Hòa).

Tình huống 1, xử lý sạt, trượt mái đê

Tình huống giả định, do ảnh hưởng của cơn bão số 4, mưa lũ trên địa bàn huyện Hiệp Hoà diễn biến hết sức phức tạp. Lúc 09h10 phút ngày 16/8/2021, nước trên sông Cầu tại Đáp Cầu (trên mức báo động 3 là 1,2 m), đê Tả Cầu khu vực K35+300 đến K35+800 thuộc thôn Xuân Thành, xã Châu Minh xuất hiện hiện tượng thẩm lậu, mái đê ướt sũng nước, có nhiều vết nứt nhỏ hình cung sạt và mức nước lũ sông Cầu đang tiếp tục dâng cao, thời tiết xấu và tiếp tục mưa trên diện rộng, lúc này vết nứt phát triển cả về chiều rộng và chiều dài, khe nứt rộng 7 -10 cm, có nguy cơ sạt trượt mái đê.

 

 Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hiệp Hòa phối hợp với các lực lượng liên quan và xã Châu Minh huy động lực lượng.

 

Do vết nứt xảy ra ở khu vực có địa chất nền đê yếu, phía trong đồng là ruộng trũng, nếu không xử lý kịp thời, cung sạt tiếp tục phát triển, có thể dẫn đến vỡ đê, gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Trước tình hình đó, UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Hiệp Hòa đã họp khẩn cấp triển khai giải pháp đối phó với cơn bão số 4, họp Ban Thường vụ Huyện ủy bất thường, ra Nghị quyết lãnh đạo, chuyển địa phương vào trạng thái khẩn cấp để xử lý tình hình lụt bão, thông qua kế hoạch PCLB - TKCN của huyện.

Trưởng Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện lệnh cho Phòng Nông nghiệp và PTNT, Hạt quản lý đê điều, Ban Chỉ huy Quân sự huyện phối hợp với các lực lượng liên quan và xã Châu Minh huy động lực lượng, phương tiện xử lý sự cố sạt, trượt mái đê.

Tình huống 2, sơ tán Nhân dân

Do mưa lớn trong mấy ngày qua, nước trên sông Cầu tiếp tục lên cao, trong khi đó cơn bão số 4 tiếp tục đổ bộ vào đất liền, gây mưa to kèm theo gió lớn, sóng đánh mạnh làm sạt, lở từng mảng đê trên suốt chiều dài đê Tả Cầu từ K35+300 đến K35+ 800 thuộc thôn Xuân Thành, xã Châu Minh đã bị sạt, trượt một mảng lớn, nhiều chỗ nước tràn qua mặt đê làm ngập úng cục bộ địa bàn các thôn Ngọ Khổng, Ngọ Phúc, Ngọ Xá, xã Châu Minh; giao thông trên 1 số tuyến đường bị ách tắc. Mặc dù các lực lượng của huyện và xã Châu Minh đã tập trung xử lý nhưng khả năng chống đỡ được qua cơn bão số 4 là rất khó khăn.

 

 Sơ tán người dân thôn Ngọ Khổng, xã Châu Minh đến nơi an toàn.

 

Trưởng Ban Chỉ huy PCTT- TKCN huyện Hiệp Hòa đã chỉ đạo khẩn các địa phương ven đê Tả cầu nhanh chóng tổ chức sơ tán người và tài sản của Nhân dân nằm trong vùng nguy cơ ngập nước do vỡ đê; trước mắt sơ tán người dân và tài sản của người dân thôn Ngọ Khổng, xã Châu Minh đến nơi an toàn.

Tình huống 3, tìm kiếm cứu nạn

Sau khi tập trung mọi nỗ lực để xử lý sự cố sạt, trượt đoạn K35+300 đến K35+800 đê Tả Cầu thôn Xuân Thành, xã Châu Minh nhưng không có kết quả. Nước sông Cầu vẫn tiếp tục lên cao lại kèm theo mưa to, gió lớn, khả năng xẩy ra vỡ đê là bất khả kháng.

Do có kế hoạch chuẩn bị trước nên cấp ủy, chính quyền xã Châu Minh đã tổ chức cho Nhân dân thôn Ngọ Khổng trong vùng ngập nước sơ tán đến nơi an toàn. Phần lớn Nhân dân thôn Ngọ Khổng cùng tài sản đã cơ bản được sơ tán đến nơi an toàn, chỉ còn lại một số đồ dùng gia đình đang được sơ tán tiếp.

Tuy nhiên, tình huống khó khăn hơn đặt ra đó là đê Tả Cầu đoạn K35+300 đến K35+800 thôn Xuân Thành, xã Châu Minh bị vỡ. Do độ chênh cao giữa mực nước trong và ngoài sông nên nước sông đổ rất mạnh, đã nhanh chóng làm ngập các trục đường liên thôn, thông tin liên lạc gặp khó khăn.

 

 Các lực lượng cựu hộ, cứu nạn đưa người dân về nơi tập trung để hồi sức, cấp cứu.

 

Thôn Xuân Thành đã hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài, hiện có 8 ngôi nhà bị đổ, 7 ngôi nhà và tài sản bị cuốn trôi, có nhiều người và tài sản bị mắc kẹt tại các gia đình, cần được ứng cứu.

Khi phát hiện thấy người, tài sản bị nước cuốn trôi, bằng lực lượng phương tiện hiện có của địa phương như thuyền nan, bè mảng, thuyền máy… tổ chức cứu vướt người tài sản ở khu vực nước nông, không có dòng chảy siết; đồng thời thông báo cho các lực lượng đến cứu hộ ở khu vực nước sâu có dòng chảy siết.

Xuồng máy trinh sát của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh nhanh chóng cơ động ngay đến các khu vực có người bị nước cuốn trôi để chuyển phao cứu sinh, đánh dấu khu vực vị trí có người bị nước cuôn trôi, người còn mắc kẹt trong những ngôi nhà bị cô lập, kịp thời thông báo cho các lực lượng đến cựu hộ, cứu nạn, chuyển bà con Nhân dân đến nơi an toàn. Sau khi cứu vớt được người đưa về nơi tập trung, bàn giao cho y tế của xã và Trung tâm Y tế huyện để hồi sức, cấp cứu, nhất là những trường hợp bị kiệt sức do bị nước cuốn…

Theo ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bắc Giang là tỉnh miền núi, có ba con sông lớn chảy qua (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) với trên 400 km đê. Trong đó, đê cấp 2, cấp 3, cấp 4 là 194,79 km, đê cấp 5 khoảng 130 km và hàng trăm kè, cống, kênh mương các loại. Vào mùa mưa bão, mực nước tại các sông, hồ, đập dâng lên nhanh dễ gây ngập úng, lũ ống, lũ quét, lở đất,...

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2021 tại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ 5 - 6 cơn bão, trong đó từ 4 - 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền; nhiều đợt lũ lớn xuất hiện trong thời gian ngắn, lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều nơi.

Trước tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác diễn tập, xây dựng giả định PCTT - TKCN là việc làm vô cùng cấp thiết, quan trọng đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang và toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hiệp Hòa nói riêng, ông Pích cho biết thêm. 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top