Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 2 năm 2020 | 21:14

Bạc Liêu cần phát triển nuôi tôm siêu thâm canh để tận dụng các FTA

Chiều 26/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cùng lành đạo các bộ, ngành làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bạc Liêu.

Chiều nay (26/2), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cùng lãnh đạo các bộ, ngành làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội thời gian qua. 

Thủ tướng nhắc lại hướng phát triển của Bạc Liêu là trở thành trung tâm nuôi tôm siêu thâm canh và cho rằng, hướng phát triển này rất thuận lợi vì hiện Việt Nam đã tham gia 13 hiệp định thương mại tự do, trong đó mới nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). 

 

thu tuong: bac lieu can phat trien nuoi tom sieu tham canh de tan dung cac fta hinh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc.

 

Theo báo cáo của địa phương, năm qua, Bạc Liêu đã hoàn thành toàn bộ 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 51 triệu đồng/năm, thu ngân sách trên 3.500 tỷ đồng, bằng một nửa so với chi ngân sách. Năm nay, tỉnh phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. 

Một trong những lĩnh vực tỉnh tập trung thu hút đầu tư là phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, năng suất gấp từ 10 - 15 lần so với nuôi thông thường. Do đó tỉnh đang triển khai thi công Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển chuyên đề về tôm duy nhất cả nước. 

Cùng với các nhà máy điện gió đang có, tỉnh đang tiếp tục triển khai 4 dự án điện gió mới với công suất 290MW; hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhất là dự án Nhiệt điện khí LNG 3.200 MW; kiến nghị Trung ương bổ sung quy hoạch đối với một số dự án điện gió và điện mặt trời. 

Du lịch cũng là thế mạnh của Bạc Liêu với doanh thu năm nay ước đạt 3.000 tỷ đồng. 

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đề nghị Thủ tướng Chính phủ ủng hộ để tỉnh xây dựng và triển khai Đề án Phát triển kinh tế liên kết Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau, trong đó định hướng phát triển Bạc Liêu nhanh, bền vững; đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo triển khai một số tuyến đường quan trọng thúc đẩy liên kết vùng; hỗ trợ để tỉnh nhanh chóng triển khai một số dự án phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm của cả nước trong lĩnh vực này như tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị. 

Sau khi các bộ, ngành có ý kiến, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Bạc Liêu có một yếu tốt rất quan trọng để phát triển, đó là Đảng bộ, chính quyền đoàn kết, quyết tâm và có khát vọng vươn lên. Nhờ đó, tỉnh đạt các kết quả toàn diện về mọi mặt, trong đó năm ngoái, 20/20 chỉ tiêu đạt và vượt kết hoạch. Cụ thể như xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực và đang hướng đến là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ là tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh chỉ còn gần 1,4%. Công tác dân vận, giải quyết khiếu kiện khéo dài được quan tâm giải quyết. Tỉnh cũng đã đề xuất liên kết vùng rất rõ nét; tập trung nhiều dự án lớn về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dự án nuôi tôm siêu thâm canh...

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bạc Liêu tập trung các Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ, có chương trình hành động hiệu quả; bám sát các chỉ tiêu kế hoạch năm nay, một năm gặp không ít khó khăn, nhất là Covid-19. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của các địa phương là rất quan trọng để đóng góp vào việc Chính phủ quyết tâm thực hiện các mục tiêu của năm nay.  

Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh tập trung chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp thành công, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. . 

Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh tập trung vào các “mũi nhọn”, trong đó rà soát việc xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phong trào này tốt hơn, hướng về người dân rõ nét hơn. Phát triển các loại gạo chất lượng cao, có thương hiệu, phát triển các mô hình tôm-lúa vốn được coi là lợi thế so sánh của địa phương.  

Đối với các dự án lớn trên địa bàn, Thủ tướng yêu cầu triển khai khẩn trương, đúng tiến độ, đúng quy định, trong đó có các dự án điện, như dự án Nhiệt điện khí LNG công suất 3.200 MW. Cùng với ủng hộ việc phát triển điện gió, điện mặt trời tại Bạc Liêu, Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh phát triển các khu công nghiệp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng cần lưu ý bảo vệ môi trường.  

Về các dự án cơ sở hạ tầng địa phương và vùng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải công bố quy hoạch phát triển hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy, nhất là đối với vùng trũng, vùng khó khăn; chọn các dự án quan trọng để ưu tiên triển khai theo quy hoạch, trong đó cần tính đến xã hội hóa nguồn lực, nhất là đầu tư tư nhân.  

Nhấn mạnh Bạc Liêu có nhiều thế mạnh về du lịch, Thủ tướng yêu cầu tỉnh khai thác cơ hội này để đóng góp cho sự phát triển.  

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã cho ý kiến về các kiến nghị của tỉnh Bạc Liêu và yêu cầu các bộ, ngành hỗ trợ để phát triển Bạc Liêu tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án và phát triển kinh tế xã hội địa phương trong thời gian tới./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top