Hội đồng bầu cử Quốc gia họp phiên thứ 7 cho ý kiến về tư cách Đại biểu Quốc hội khoá XIV
Trưa nay 15/7, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia (HĐBCQG), cho biết: “Sáng nay 15/7, HĐBCQG đã họp cho ý kiến xem xét xác nhận tư cách đại biểu QH đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Tại cuộc họp 100% số thành viên của HĐBCQG có mặt đã biểu quyết không xác nhận tư cách đại biểu QH của ông Trịnh Xuân Thanh. Nghị quyết không xác nhận tư cách đại biểu QH của ông Trịnh Xuân Thanh sẽ được ban hành trước ngày 18-7 diễn ra phiên họp cuối cùng của HĐBCQG tổng kết công tác bầu cử đại biểu QH khoá VIX và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 20116-2021”.
Sáng nay 15-7, Hội đồng Bầu cử Quốc gia (HĐBCQG) họp phiên toàn thể lần thứ 7 đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết của HĐBCQG về kết quả cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; báo cáo kết quả xác nhận tư cách đại biểu QH khóa XIV.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết cuộc bầu cử vừa qua (ngày 22-5) có 496 đại biểu trúng cử QH. Tuy nhiên trong quá trình xem xét xác nhận tư cách đại biểu thì có một trường hợp đang bị cơ quan chức năng tiến hành quy trình xem xét, xử lý dấu hiệu vi phạm, khuyết điểm.
Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND, căn cứ kết quả tổng kết bầu cử đại biểu QH, kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến người trúng cử đại biểu QH, HĐBCQG sẽ tiến hành xác nhận tư cách đại biểu của người trúng cử và cấp giấy chứng nhận đại biểu QH khoá XIV cho người trúng cử và báo cáo kết quả này tại kỳ họp thứ nhất, QH khoá XIV.
Trước đó, Văn phòng Trung ương Đảng ngày 9-6 có công văn truyền đạt ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc yêu cầu nhanh chóng kiểm tra, kết luận vụ “xe tư nhân gắn biển số xanh” liên quan đến Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, coi đây là việc cần làm ngay và báo cáo kết quả với Ban Bí thư.
Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chỉ đạo, đến nay các cơ quan trung ương đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ những vấn đề liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh. Điều khiến dư luận quan tâm trong vụ việc trên là việc ông Thanh sau khi lãnh đạo Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thua lỗ khoảng 3 ngàn tỉ đồng, đã liên tiếp được được luân chuyển, giữ nhiều các chức vụ quan trọng của Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang: năm 2013, ông Thanh được bổ nhiệm làm Phó Chánh văn phòng Bộ Công Thương; rồi Vụ trưởng - Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ. Đến tháng 5-2015, ông Thanh luân chuyển và được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Ngày 11-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về kỳ họp thứ 4 và thứ 5 nêu rõ: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang đối với ông Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định và yêu cầu tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.