Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 2 năm 2020 | 12:56

Bạch Thông: Chuẩn bị cho mùa quả mới

Xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắk Kạn) có nhiều diện tích cây có múi nổi tiếng như quýt Bắk Kạn, cam sành bản địa, cam Canh.

Vì vậy, sau kỳ nghỉ Tết Canh Tý 2020, bà con nơi đây đang tích cực ra vườn tỉa cành, tạo tán, chăm sóc cho cây chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.

 

tr15t.JPG
Bà con Quang Thuận đang rắc vôi bột quanh gốc cây cho cam, quýt.

Vòng chăm sóc khép kín        

Anh Nông Văn Luân (thôn Khuổi Tiểu) cho biết, anh có 1ha quýt Quang Thuận và cam sành, cam Canh, cho thu hoạch 3 năm nay. Trong đó, cam sành, cam Canh 0,5 ha, còn lại là quýt.

Năm 2019, vườn quýt của anh có 2 loại, loại to, đẹp 20.000 đồng/kg; loại nhỏ 7.000 đồng/kg. Cam Canh thu hoạch được 3,5 tấn, cũng có 2 loại: loại nhỏ 6.000 -7.000 đồng/kg; loại to đẹp 15.000-19.000 đồng/kg, thương lái đến lấy ở ven đường quốc lộ, cách vườn khoảng 3km. Do giá quýt thấp, không thuê nhân công, vợ chồng anh phải chở bằng xe máy, bình quân, mỗi chuyến khoảng 1 tạ.

Giá cam Canh thấp là tình trạng chung của cây có múi ở Bắc Kạn (khoảng 5-6 năm nay), một phần do khi chuẩn bị thu hoạch, bị nhện nhung phá hoại, mắt thường không nhìn thấy được, nên không kịp phát hiện. Khi nhìn thấy đốm đen trên quả, lá, mới biết là do nhện nhung, và phun thuốc phòng trị thì không kịp, dẫn đến mẫu mã xấu, bị tư thương ép giá. Tuy nhiên, bệnh đốm đen do nhện gây ra, chỉ làm vỏ cam, quýt có màu đen, không ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Đặc biệt, sản lượng cam sành cũng thấp hơn năm 2018, do “mã” không đẹp, thậm chí vỏ cam cứ xanh mãi (không chín được), không hiểu vì lý do gì. Thậm chí, hiện nay có gia đình vẫn còn lác đác cam sành xanh trên cây. Song, bù lại, bà con Bắc Kạn lại được mùa quýt, riêng gia đình anh Luân thu hoạch được 4 tấn, loại to, đẹp bán với giá 10.000-12.000 đồng/kg, bình quân 7.000 đồng/kg.

“Cũng như nhà vườn trong xã Quang Thuận, ngay sau khi thu hoạch cam quýt, gia đình đã tỉa cành, tạo tán cho cây. Hiện, tiếp tục làm cỏ và bón phân lân, rắc vôi bột để khử trùng và phòng tránh sâu bệnh hại. Đặc biệt, khi lộc non mới nhú, phải phun thuốc  phòng trừ sâu nhớt và bệnh nấm trắng, làm ảnh hưởng đến quả và lá. Khi lá hỏng thì lộc non và quả cũng không còn.  

Sang tháng 2 trở đi, chỉ việc làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, bón phân. Khoảng giữa tháng 2, cây sẽ ra hoa; 1 tuần sau đó, cánh hoa sẽ rụng và ra quả non. Từ đó, tiếp tục chăm bón, đến giữa tháng 10-11 bắt đầu thu hoạch, khép kín vòng tuần hoàn chăm sóc cam, quýt từ khi ra hoa đến ngày kết trái”, anh Luân chia sẻ.

Gia đình anh Lưu Kế Lương (thôn Nà Đinh) có 6.000m2 vườn, trong đó có 3.000m2 trồng quýt Bắk Kạn, còn lại là cam sành bản địa, tất cả cho thu hoạch niên vụ thứ 2. Giá quýt năm 2019 ở mức 6.000 đồng/kg, cam sành 15.000 đồng/kg. Đầu ra là khách hàng Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên;  gia đình chỉ việc vận chuyển ra đường quốc lộ, cách nhà 1km, đã có khách đến mua. 

Để cây trái ra hoa đậu quả tốt ở vụ tiếp theo, ngay sau khi thu hoạch, nhà vườn ở đây tiến hành tỉa cành, tạo tán. Tiếp đến, trong tháng 1/2020 và ngay sau Tết Nguyên đán, ra thăm vườn làm cỏ, bình quân 2-3 tháng/lần. Đồng thời, xem cây đã đón lộc chưa, để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lá non, nhất là diệt sâu nhớt chuyên cắn lá non và nụ hoa.  

“Đặc biệt, khi cây đậu quả, còn xuất hiện một loại nấm mốc (phấn trắng) trên lá, làm rụng lá, rụng quả. Vì vậy, phải theo dõi thường xuyên, nếu thấy xuất hiện phấn trắng trên lá non, phải phun thuốc ngay. Sang giai đoạn đậu quả, khi trái bằng đầu đũa, thường xuất hiện nhện đỏ trên quả, trên lá (nếu thấy lá hơi vàng), phải phun thuốc phòng trừ ngay.

Khi quả trưởng thành, hết thời kỳ nhện đỏ, lại có bọ xít chích quả, làm rụng  quả; cùng với bọ xít là rệp sáp, chúng thường đậu trắng cành quýt, nên bà con phải thường xuyên thăm vườn, rắc vôi bột để xử lý kịp thời. Tránh hậu quả đáng tiếc, sau thời gian dài chăm sóc, sắp đến ngày thu hoạch lại trắng tay”, anh Luân chia sẻ.

Hỗ trợ của địa phương

Tháng 1-2 hằng năm là thời kỳ bà con Bạch Thông tỉa cành, quét vôi, chăm sóc cây ăn quả thời kỳ ra hoa, kết trái. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, nhất là bệnh phấn trắng, sâu nhớt, sâu vẽ bùa trên cây có múi, khi đang ra hoa và đậu quả. Ngoài chăm sóc cây ăn quả, nhà vườn còn đăng ký trồng mới cây lâm nghiệp. Hiện, bà con đang phát thực bì và chuẩn bị đất, chờ có cây giống, sẽ bắt đầu trồng.   

Từ đầu năm 2020 đến nay, Hội Làm vườn và Hội Nông dân Bạch Thông đã phát động trong toàn hội viên, thực hiện tốt phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Qua đó, đã triển khai cho hội viên đăng ký tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và học nghề năm 2020; đồng thời, vận động hội viên xây dựng quỹ Hội năm 2020. Tính đến nay, tổng quỹ hội hiện còn 121.750.000 đồng; dư nợ nguồn của Trung ương còn 1 tỷ đồng, để thực hiện các dự án chăm sóc cây ăn quả.

Ông Cao Xuân Lãng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắk Kạn, cho biết: Bạch Thông đã triển khai cung ứng cây giống, phân bón cho hội viên ngay từ những ngày đầu năm. Hiện,  đã cung cấp trên 10 tấn phân bón cho các hộ trồng  cây ăn quả và sản xuất vụ Xuân.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top