Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 12 năm 2021 | 12:8

Bàn giao Trung tâm ICU TW Huế tại TP. HCM cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Sau gần 5 tháng tham gia chống dịch Covid-19 tại TP. HCM, các y - bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đồng thời, Trung tâm ICU TW Huế cũng chính thức được chuyển giao cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

Ngày 16/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc đơn vị tại TP.HCM (Trung tâm ICU TW Huế) đã chính thức được chuyển giao cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để tiếp tục công việc tiếp nhận và điều trị những trường hợp bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

Lễ bàn giao Trung tâm ICU TW Huế tại TP. HCM.
Lễ bàn giao Trung tâm ICU TW Huế tại TP. HCM.

 

Tại đầu cầu Bệnh viện Trung ương Huế, GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế kiêm Giám đốc Trung tâm ICU TW Huế đã gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, nhân dân TP. HCM và các bệnh viện đã đồng hành, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho hoạt động của Trung tâm ICU TW Huế trong thời gian vừa qua.

Theo GS.TS Phạm Như Hiệp, thời gian qua, Trung tâm ICU TW Huế đã thực hiện được các kỹ thuật cao và phức tạp như chạy ECMO, lọc máy liên tục, các kỹ thuật về tim mạch…; đã tiếp nhận và điều trị hơn 1.830 bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch; thực hiện 153 phẫu thuật; hơn 128.000 thủ thuật và hơn 244.000 kỹ thuật khác, đặc biệt là cứu sống được rất nhiều bệnh nhân nguy kịch.

Sau khi bàn giao, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục cử các chuyên gia, thầy thuốc giỏi để tiếp tục hỗ trợ chuyên môn cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và đặc biệt là cho TP. HCM khi có yêu cầu cho đến khi thành phố khống chế được hoàn toàn dịch bệnh.

GS.TS Phạm Như Hiệp Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, kiêm giám đốc Trung tâm ICU TW Huế phát biểu tại buổi lễ.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế kiêm Giám đốc Trung tâm ICU TW Huế phát biểu tại buổi lễ.

 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức đã thay mặt chính quyền, nhân dân thành phố bày tỏ lòng biết ơn đến đội ngũ y - bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã tham gia hỗ trợ ngay từ những ngày đầu tiên khi TP.HCM cần và cũng là một trong những lực lượng cuối cùng rời khỏi đây khi tình hình dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát tốt.

Đại diện đơn vị tiếp nhận, BS. CKII Nguyễn Thanh Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cảm ơn Bệnh viện Trung ương Huế đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất để đơn vị nhanh chóng tiếp quản và đảm nhiệm vai trò chăm sóc, điều trị người bệnh Covid -19.

Được biết, Trung tâm ICU TW Huế có thời gian xây dựng và hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, có số lượng điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch nhiều nhất trong các trung tâm hỗ trợ, là Trung tâm ICU an toàn nhất cho đội ngũ y - bác sĩ (không có cán bộ bị lây nhiễm) nhờ Hệ thống điều hoà có lọc Hepa, có thời gian hỗ trợ dài nhất, có số cán bộ đi hỗ trợ chuyên môn lớn nhất trên 800 cán bộ y tế. Tất cả bệnh nhân được chăm sóc toàn diện.

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top