TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa ban hành bộ quy tắc ứng xử văn minh, thanh lịch giữa người bán hàng, kinh doanh dịch vụ với du khách.
UBND TP. Đà Lạt vừa ban hành quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt nhằm góp phần giữ gìn phong cách hiền hòa, thanh lịch và mến khách theo chuẩn mực trong ứng xử của tổ chức và cá nhân người Đà Lạt lẫn du khách khi đến với thành phố du lịch này.
Theo đó, ngoài các quy tắc ứng xử chung, yêu cầu tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của địa phương, Quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt quy định cách ứng xử hiền hòa, thanh lịch và mến khách khi giao tiếp với khách hàng.
Sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với đặc trưng văn hóa, khí hậu của Đà Lạt. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, giới tính trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội.
Đồng thời, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Đà Lạt; góp phần xây dựng TP. Đà Lạt văn minh, hiện đại, hội nhập và phát triển, từng bước xây dựng TP. Đà Lạt trở thành "thành phố đáng sống".
Trong ứng xử đối với người bán hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống, người bán hàng không phân biệt, đối xử giữa người địa phương và khách du lịch; không chèo kéo gây mất trật tự, ảnh hưởng đến khách hàng, thương hiệu, uy tín của địa phương; cầu thị lắng nghe góp ý từ khách hàng; sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi xảy ra sự cố và chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình...
Đặc biệt, không chửi bới, lăng mạ và phân biệt đối xử với khách hàng.
Đối với các gia đình và cộng đồng dân cư cần tôn trọng, chỉ dẫn, giúp đỡ du khách khi có yêu cầu chính đáng, "nói lời hay, cử chỉ đẹp", phát huy phong tục tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống địa phương.
Ngoài ra, bộ quy tắc cũng đưa ra quy tắc ứng xử đối với khách du lịch, trong đó du khách không được hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên hoa; không đun nấu, đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường, bãi cỏ, khu rừng và những nơi bị cấm; tôn trọng sự khác biệt về văn hóa dân tộc.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.