Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 10 tháng 6 năm 2019 | 18:37

Bảo đảm nguồn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đến năm 2020

Kể từ ngày 10/6/2019-1/2/2022, cho phép Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong đó có từ nguồn Thẩm phán cao cấp.

ttxvn_1006_quoc_hoi.jpg

Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 21/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

 

Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 7, chiều 10/6, với 86,78% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

Quốc hội quyết nghị bổ sung Điều 1a vào sau Điều 1 của Nghị quyết số 81/2014/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Điều 1a quy định việc áp dụng điểm a khoản 1 Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014: “Kể từ ngày 10/6/2019 đến ngày 1/2/2022, cho phép Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong đó có từ nguồn Thẩm phán cao cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện luật định nhưng chưa đủ 5 năm làm Thẩm phán cao cấp”. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày thông qua (10/6).

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 cho thấy ngày 6-7/6, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ và thảo luận tại hội trường về Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13.

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Tư pháp phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Các đại biểu Quốc hội đều tán thành cao với sự cần thiết phải ban hành, phạm vi điều chỉnh và nội dung dự thảo Nghị quyết như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn hơn lý do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết theo thủ tục rút gọn và đề nghị bổ sung việc ban hành Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

 

Bao dam nguon bo nhiem Tham phan Toa an nhan dan toi cao den nam 2020 hinh anh 2
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 21/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc thiếu nguồn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là vấn đề cấp bách đang phát sinh trong thực tiễn thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, nếu không được giải quyết kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và việc kiện toàn lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xin phép Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào Chương trình kỳ họp và đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 6/6. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép ban hành Nghị quyết này theo trình tự, thủ tục rút gọn theo “trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn” quy định của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật.

Cũng có ý kiến đề nghị làm rõ sau khi bổ sung Nghị quyết số 81, sau năm 2022 có tiếp tục phải sửa đổi Nghị quyết này hay không và đề nghị thay vì sửa đổi Nghị quyết số 81 thì sửa điểm a khoản 1 Điều 69 theo hướng: “... đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 5 năm trở lên trừ trường hợp đặc biệt.”

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng những khó khăn trong việc thiếu nguồn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ phát sinh trong giai đoạn quá độ hiện nay khi chuyển giao giữa Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 với luật mới năm 2014.

Từ năm 2022 trở đi, nguồn Thẩm phán cao cấp để bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được bảo đảm, đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ. Vì vậy, từ năm 2022 trở đi sẽ không phải sửa Nghị quyết số 81 và cũng không cần thiết sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tăng cường công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ để chủ động nguồn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao cho các giai đoạn tiếp theo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong quá trình tổ chức thực hiện, khi lựa chọn các nhân sự cụ thể, cần cân nhắc thận trọng, bảo đảm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn luật định nhưng chú ý lựa chọn những người đã có thời gian nhất định giữ ngạch Thẩm phán cao cấp, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tránh bổ nhiệm những người có thời gian giữ ngạch Thẩm phán cao cấp quá ngắn./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top