KTNT – Bên cạnh lễ hội Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây nguyên gắn với Tuần văn hóa - du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 năm 2016, ngày 19/3, tại TP Kon Tum, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp UBND tỉnh Kon Tum tổ chức hội nghị đánh giá 10 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên dự và chủ trì hội nghị.
Quang cảnh hội nghị
Theo báo cáo của Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL), Di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng là một trong những vốn di sản văn hoá truyền thống vô cùng độc đáo và quý giá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Từ năm 2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và sau này (năm 2009) chuyển thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa văn hoá Cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã được các cấp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng đặc biệt quan tâm, coi đây là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá mang đậm bản sắc của dân tộc. Đến nay, sau hơn 10 năm được UNESCO ghi danh, có thể nhận thấy di sản đã có những đóng góp tích cực vào đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn, góp phần bảo tồn, gìn giữ bản sắc, tính đa dạng văn hóa của vùng miền, quốc gia và quốc tế.
Ngay sau khi được UNESCO ghi danh Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Bộ VHTT&DL đã chỉ đạo, phối hợp với các địa phương có di sản thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị của di sản. Tính đến nay, các tỉnh có di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đều có các đề án, dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản này.
Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương 5 tỉnh Tây Nguyên và đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng chủ thể, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được bảo vệ và phát huy tốt mặc dù gặp không ít khó khăn và thách thức. Nhiều chủ trương, chính sách của trung ương và địa phương được ban hành và triển khai hiệu quả. Một trong những minh chứng rõ nhất là cộng đồng các dân tộc bản địa có di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn thường xuyên thực hành di sản của mình trong các lễ hội, nghi lễ, sự kiện văn hóa nghệ thuật của địa phương cũng như của khu vực; nhiều không gian văn hóa, nghi lễ, tín ngưỡng được phục hồi, nhiều liên hoan, ngày hội văn hóa được tổ chức. Các đề án, dự án đã được các cấp, các ngành triển khai bài bản, khoa học với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, chuyên gia ở địa phương, trung ương và quốc tế, đem lại những tác động, lợi ích tích cực cho cộng đồng chủ thể của di sản. Một trong những dự án được đánh giá cao là Dự án Bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đăk Nông do UNESCO tài trợ. Việc triển khai các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã giúp cho việc nâng cao nhận thức của cộng đồng thực hành di sản, các cấp chính quyền. Cộng đồng đã nhận thấy sự quan trọng của việc giữ gìn, lưu giữ những bộ cồng chiêng, nghi lễ, tín ngưỡng, lễ hội do cha ông để lại.
Năm 2015, trong đợt xét tặng Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ nhất năm 2015, đã có 52 người thực hành cồng chiêng tại 5 tỉnh Tây Nguyên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2015/NĐ-CP về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn nhưng việc áp dụng còn chậm. Mặc dù vậy, đã xuất hiện mô hình chung tay giúp đỡ nghệ nhân cồng chiêng, sử thi với sự tham gia hỗ trợ, đóng góp của những cá nhân, tổ chức quan tâm tới di sản. Mô hình này được triển khai tại Gia Lai và hiện đã phát huy ra các tỉnh lân cận.
Hoạt động truyền dạy cồng chiêng tại các địa phương đang được ưu tiên và triển khai hiệu quả. Các nghệ nhân thuộc các câu lạc bộ và đội cồng chiêng vừa thực hành vừa trực tiếp truyền dạy nghệ thuật biểu diễn, kỹ thuật chỉnh chiêng cho những người yêu thích cồng chiêng và thế hệ kế cận. Số lượng người thực hành cồng chiêng vẫn rất đông đảo. Hầu hết các tỉnh đều có chương trình đưa di sản Cồng chiêng vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông dưới nhiều hình thức. Trong 10 năm qua, các địa phương có di sản cồng chiêng đã tạo dựng được một đội ngũ nghệ nhân trẻ kế cận để đảm nhận sự trao truyền kinh nghiệm của thế hệ đi trước và cơ bản đã hạn chế được nạn “chảy máu cồng chiêng”.
Tuy nhiên, trong việc bảo tồn di sản văn hóa Không giăn văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên gặp không ít khó khăn, thách thức. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ trồng cây lúa rẫy sang cây công nghiệp (cà phê, cao su, ca cao…), đã dẫn đến sự suy giảm những sinh hoạt cồng chiêng gắn với hoạt động sản xuất truyền thống. Không gian buôn làng, khu nhà mồ, bến nước,... là không gian văn hóa cồng chiêng đã bị thu hẹp hoặc thay thế bằng nhà xây kiên cố, giếng khoan. Đời sống và sinh hoạt hiện đại làm thay đổi nhận thức về tính thiêng và tính cộng đồng của văn hoá cồng chiêng. Nhiều hộ gia đình đã bán đi những bộ chiêng, ché, kpan quý. Kinh tế xã hội phát triển nên xuất hiện nhiều loại hình giải trí mới thu hút giới giới trẻ, do đó, việc hướng họ theo học cồng chiêng và các loại hình văn hóa dân tộc trở nên khó khăn. Lớp trẻ chưa thật sự yêu thích, quan tâm đến cồng chiêng trong khi nhiều nghệ nhân giỏi (từ nghệ nhân chỉnh sửa chiêng đến nghệ nhân trình diễn, múa Xoang) do tuổi tác cao, lần lượt qua đời. Một bộ phận đồng bào Ba-na, Gia-rai (tỉnh Gia Lai), Mnông (tỉnh Đăk Nông) từ bỏ tín ngưỡng truyền thống trong đó có thực hành đánh cồng chiêng và các sinh hoạt gắn với văn hóa cồng chiêng.
Tại hội nghị, các tỉnh Tây Nguyên đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách đãi ngộ, tôn vinh theo quy định tại Nghị định số 62/2014/NĐ-CP, ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và Nghị định 109/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn...
Tăng cường xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng. Tiếp tục hỗ trợ, nhân rộng mô hình chung tay hỗ trợ nghệ nhân Cồng chiêng, Sử thi đã và đang được triển khai ở Gia Lai và một số tỉnh lân cận.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao công tác bảo tồn các giá trị văn hóa Cồng chiên của các tỉnh Tây Nguyên trong hơn 10 năm qua và đề nghị tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa văn hoá Cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Biểu diễn, giao lưu Cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên:
Hải Yến – Ngọc Yên
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.