Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 14 tháng 12 năm 2017 | 4:6

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh.

Một góc chùa Bút Tháp

Phạm vi và quy mô nghiên cứu lập quy hoạch là 8,2ha; bao gồm: Toàn bộ 2,1 ha khu vực bảo vệ của Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Bút Tháp (trong đó khu vực bảo vệ I có diện tích là 0,9 ha và khu vực bảo vệ II có diện tích là 1,2 ha) và phần đất mở rộng về phía Đông, phía Tây và phía Nam của di tích thuộc địa phận thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích là 6,1ha.

Một trong các nội dung, nhiệm vụ Quy hoạch chủ yếu là nghiên cứu, khảo sát, đánh giá. Cụ thể, khảo sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, tổng hợp dữ liệu, số liệu lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội; đo, vẽ các hạng mục kiến trúc, cảnh quan di tích chùa Bút Tháp; khảo sát đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500 khuôn viên di tích và phần đất dự kiến mở rộng di tích; hiện trạng kỹ thuật, quản lý, sử dụng và phát huy giá trị di tích; khảo sát, xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích, đánh giá đặc điểm, giá trị và vai trò của di tích trong mối quan hệ vùng.

Bên cạnh đó, đánh giá hiện trạng di tích, trong đó đánh giá cấu trúc địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng; môi trường tự nhiên, mối quan hệ giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo; cấu trúc quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan khu vực; đánh giá hiện trạng sử dụng đất, quỹ đất xây dựng thuộc các đồ án quy hoạch có liên quan trong đó có cập nhật nội dung các đồ án quy hoạch đang được triển khai trong vùng; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực di tích.

Đánh giá tình hình kinh tế, xã hội của địa phương ảnh hưởng đến việc lập và triển khai quy hoạch; tình hình đầu tư các dự án bảo tồn, tu bổ các di tích, các dự án có liên quan hỗ trợ phát huy giá trị di tích, thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích và các vùng lân cận; phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Về định hướng quy hoạch không gian bảo tồn, tôn tạo khu di tích, xác định ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích, xác định khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới.

Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bao gồm: Nguyên tắc chung đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của toàn khu vực quy hoạch; lập danh mục các đối tượng di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và xác định mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục. Xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; đặc biệt là các giải pháp chống mất cắp, làm hư hại hiện vật trong di tích, nhất là đối với các bảo vật quốc gia bằng phương pháp truyền thống và hiện đại; định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững.

Ngoài ra,  phải xác định các nhóm dự án thành phần, bao gồm: Nhóm dự án bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ di tích; nhóm dự án nghiên cứu di tích; nhóm dự án phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch và nhóm dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật; xác định các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư và nguồn vốn đầu tư.

Chí Kiên/Chinhphu.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top