Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2020 | 14:2

Bệnh viện dã chiến cuối cùng ở Đà Nẵng được giải thể

Đà Nẵng vừa ban hành quyết định giải thể Bệnh viện dã chiến Cung thể thao Tiên Sơn sau khi hết bệnh nhân COVID-19.

bvdachien10.jpg
Toàn cảnh bệnh viện dã chiến Cung thể thao Tiên Sơn.
Ngày 16-11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng đã ban hành quyết định giải thể Bệnh viện dã chiến trực thuộc Sở Y tế tại Cung thể thao Tiên Sơn (Bệnh viện dã chiến Cung thể thao Tiên Sơn).
 
Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn được thành lập vào tháng 8-2020, theo Quyết định số 210/QĐ-BCĐ do thành phố ban hành  để giúp Đà Nẵng ứng phó với số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh.
 
Đặt tại Cung Thể thao Tiên Sơn, địa chỉ số 03 Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Bệnh viện dã chiến là Cơ sở 2 của Bệnh viện Đà Nẵng, có quy mô 100 giường, trong đó, giai đoạn 1 có quy mô 300 giường; nhân lực được điều động tương ứng với số lượng bệnh nhân, đảm bảo yêu cầu thu dung điều trị; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Y tế và hướng dẫn chuyên môn, đảm bảo các điều kiện tổ chức, hoạt động của Bệnh viện Đà Nẵng.
 
Thế nhưng, từ khi được lắp đặt Đà Nẵng đã khống chế được dịch nên bệnh viện này chưa hề tiếp nhận một bệnh nhân nào cả.
 
Bệnh nhân mắc Covid - 19 cuối cùng được triệu trị xác nhận xuất viện vào ngày 23/9. 
 
Trước đó, ngày 2/10, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cũng đã có quyết định về việc giải thể Bệnh viện dã chiến trực thuộc Sở Y tế TP Đà Nẵng tại Trung tâm y tế huyện Hòa Vang. Bệnh viện dã chiến này được thành lập vào ngày 31/7. 
 
 
Thanh Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top