Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021 | 21:40

"Bí quyết" tuyên truyền đạt thành tích khủng của BHXH tự nguyện Hà Tĩnh

Tính đến tháng 3/2021, Hà Tĩnh đã có 27.267 người tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó, Hương Sơn 3.472 người, Thạch Hà 3.368 người, Cẩm Xuyên 2.455 người...

Triển khai từ năm 2008, BHXH tự nguyện là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước mở rộng cánh cửa tham gia mạng lưới an sinh xã hội cho người lao động tự do. Tham gia BHXH tự nguyện đồng nghĩa với việc người lao động tự do có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, khi hưởng chế độ lương hưu được cấp thẻ BHYT để chăm sóc sức khỏe với mức quyền lợi lên tới 95% chi phí do quỹ BHYT chi trả, được nhà nước điều chỉnh lương hưu theo chỉ số giá tiêu dùng. Khi người tham gia BHXH tự nguyện đủ 5 năm trở lên qua đời, thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất một lần.
 
Với những lợi ích thiết thực như vậy nhưng không phải ngay từ lúc mới triển khai đã mang lại hiệu quả, mà phải đến năm 2011- 2012 thì công tác tuyên truyền mới tác động đến ý thức của người dân đồng thời khơi dậy sự nhiệt tình, trách nhiệm của hệ thống đại lý. Nhất là trong 2 năm 2019 – 2020, BHXH Hà Tĩnh có những kết quả nổi bật về BHXH tự nguyện. 216 xã, phường trên toàn tỉnh đều có cán bộ chủ chốt, hệ thống đại lý làm tốt công tác tuyên truyền vận động.
ảnh3.jpg

Cán bộ BHXH cùng đội ngũ đại lý cơ sở đồng loạt ra quân.

 

 

Để đạt được những thành tựu này có 2 yếu tố quyết định đó là công tác tuyên truyền sâu rộng và chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh nhà tác động rất lớn tới người dân. Trao đổi với PV Kinh tế Nông thôn, bà Trương Thị Tuyết - Trưởng phòng Truyền thông BHXH tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, cán bộ BHXH cùng nhân viên đại lý ra quân đồng loạt trên 13 huyện thị, đi từng tổ dân phố, đến từng cụm dân cư để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu được những lợi ích từ việc tham gia BHXH tự nguyện mang lại.
 
Đặc biệt, Nghị quyết số 177/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ 20% mức đóng hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn đối với người tham gia BHXH tự nguyện từ 1/1/2020 tác động vô cùng tích cực đến ý thức, tâm lý người dân. Nhờ chính sách hỗ trợ này mà con số tăng lên rất nhiều, chỉ riêng trong năm 2020 đã tăng thêm 16.000 người".
anh-100.jpg
Bà Trương Thị Tuyết- Trưởng phòng Truyền thông BHXH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi về những kết quả đạt được của BHXH tự nguyện.
Khi được hỏi về lý do đóng bảo hiểm xã hội cho cả 2 vợ chồng, chị Nguyễn Thị Thành trú tại thôn Yên Bình, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh phấn khởi nói: "Gia đình 3 con nhỏ, chủ yếu làm nông rất vất vả nhưng bố mẹ vẫn phải cố gắng kiếm tiền để đóng BHXH tự nguyện, xem như của để giành lúc về già. Giờ còn trẻ, còn khỏe, còn làm ra tiền không lo nhưng sau này khi không còn sức lao động nữa mà vẫn có lương, có đồng ra đồng vào, chi tiêu không phụ thuộc con cháu cuộc sống mới thoải mái được”.
 
 
ảnh-1.jpg
Phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” được áp dụng rộng rãi.
Đến thời điểm hiện tạim toàn tỉnh Hà Tĩnh có gần 28.000 người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm 4% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Khi tham gia, người dân có thể lựa chọn mức đóng phù hợp điều kiện kinh tế từng gia đình. Đáng chú ý, có nhiều người lựa chọn đóng mức tối đa là 6,5 triệu đồng/tháng để sau này hưởng chế độ hưu, mức 3 triệu đồng/tháng có 3 người, mức 2 triệu đồng/tháng có 7 người, ngoài ra nhiều hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi cũng có ý thức tham gia rất tốt.
 
Trong những thành tích đạt được phải kể đến vai trò không nhỏ của hệ thống đại lý thu ở Hà Tĩnh. BHXH tỉnh đã ký kết được với 2 chi hội chủ chốt là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ. 216 xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh đều có cán bộ Hội Nông dân, Phụ nữ làm đại lý, ngoài ra còn có các tổ chức đoàn thể khác như Đoàn thanh niên, Ngân hàng Chính sách xã hội… cũng đồng loạt ra quân.
 
Bà Đặng Thị Thúy, Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên chia sẻ: “Sở dĩ người dân tham gia nhiệt tình như vậy là nhờ những lợi ích thiết thực mà BHXH tự nguyện mang lại. Người dân nào cũng muốn lo cho cuộc sống của mình lúc về già khi không còn đủ sức lao động vẫn có thể tự lo lắng được chi tiêu cho mình, không làm gánh nặng cho con cháu. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh nhà đã tạo được lòng tin tuyệt đối của nhân dân vào những quyết sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước”.
 
 
 
 
Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top