Bộ Chính trị cơ bản đồng tình với những phân tích, đánh giá của Ban Cán sự Đảng Chính phủ về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến nay.
Sau khi nghe ý kiến của các cơ quan liên quan, thảo luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá các tờ trình và báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ được chuẩn bị công phu, nghiêm túc; về cơ bản đã phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh và tình hình phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến nay, dự báo đến hết năm 2021. Đồng thời, đã phân tích, dự báo có cơ sở tình hình dịch bệnh làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tài chính ngân sách Nhà nước phù hợp với tình hình, bảo đảm vừa phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến hết năm 2021 và cả năm 2022.
Từ đầu năm đến nay, nhờ có sự đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được một số kết quả về phòng, chống dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với nhân dân và người lao động ở vùng dịch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta lây lan rất nhanh, kinh tế-xã hội đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kéo dài trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2021. Vì vậy, Bộ Chính trị cơ bản đồng tình với những phân tích, đánh giá về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến nay của Ban Cán sự Đảng Chính phủ và yêu cầu trong chỉ đạo điều hành từ nay đến cuối năm 2021 cũng như việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, cần chú trọng mấy điểm sau:
Một là, bám sát quan điểm phát triển kinh tế-xã hội của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm nỗ lực cao nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Hai là, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, ưu tiên bảo đảm nguồn vaccine, thuốc. Quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết. Bám sát tình hình, chủ động xây dựng kịch bản, giải pháp phù hợp, khả thi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài. Chủ động có các phương án phòng, chống dịch phù hợp và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, chủ động thích nghi, ứng phó với mọi tình huống, bắt kịp và tranh thủ cơ hội từ xu hướng phục hồi nhanh của các nền kinh tế lớn. Hỗ trợ tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động.
Ba là, Bộ Chính trị nhất trí chủ trương báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội xem xét cho chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, căn cứ ý kiến các cơ quan liên quan, ý kiến các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư để hoàn thiện tờ trình, báo cáo trình Hội nghị Trung ương lần thứ 4.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.