Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 6 năm 2017 | 10:22

Bộ Nông nghiệp lập cục mới mong “giải cứu” nông sản Việt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính thức ra mắt Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản hôm 21/6.Ông Nguyễn Minh Nhạn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) giới thiệu, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.



Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản được quy định theo Quyết định số 1348/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đối với Việt Nam, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và ổn định xã hội. Qua 30 năm đổi mới, chúng ta đã chuyển nền nông nghiệp từ thiếu ăn sang đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và xuất khẩu. Năm 2016, tổng gia trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 32 tỷ USD, trong đó 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước 3 thách thức: nền sản xuất vẫn chủ yếu nhỏ lẻ, với trên 10 triệu hộ nông dân, nên năng suất lao động thấp so với khu vực thế giới. Thách thức về biến đổi khí hậu khi Việt Nam là một trong 5 năm nước ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Về hội nhập, bên cạnh nhiều thị trường, triển vọng, thì thách thức cũng rất lớn.

Trước tình hình đó, theo Bộ trưởng, cần tái cơ cấu ngành theo hướng tập trung, bền vững, theo chuỗi giá trị sâu, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao. Ngành cần tổ chức chế biến nông sản, tổ chức thị trường, tổ chức thương mại. 

“Hiện nay, khâu chế biến, thị trường chúng ta còn yếu, chuỗi giá trị chế biến còn tách rời sản xuất với thị trường, đây cũng là nguyên nhân xảy ra việc giải cứu hết nông sản này đến nông sản khác”, Bộ trưởng cho biết.

“Thị trường thế giới hiện biến động khôn lường, nhất là thị trường hàng nông sản. Vì thế, việc thành lập Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sau khi ra đời, cơ quan này sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp… để tổ chức tốt hơn nữa khâu sản xuất và thị trường với mục tiêu khai thác triệt để thị trường xuất khẩu với 7 tỷ dân và thị trường nội địa với 92 triệu dân”, Vị tư lệnh ngành nông nghiệp nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng đánh giá cao vai trò của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản. Ông nhấn mạnh việc thành lập cục là một việc rất cần thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển thị trường về thị trường nông sản.

Có thể nói, “giải cứu” nông sản là một điệp khúc buồn của ngành nông nghiệp Việt Nam, diễn ra triền miên từ năm nay sang năm khác, chưa tìm ra lối thoát.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp liên tiếp trong tình trạng "giải cứu" chuối, "giải cứu" dưa hấu. Đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng, dư thừa lợn đã đẩy nông dân, người chăn nuôi vào bờ vực phá sản. 

Trả lời chất vấn của các đại biểu tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 14,  Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải thích, khủng hoảng thịt heo do sản xuất tăng trưởng quá nhanh, khâu chế biến tách lìa với sản xuất.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho rằng người nông dân không chỉ trông chờ mỗi Bộ trưởng, mà trông chờ cả hệ thống. 

"Phân công cho trưởng ngành nào thì ngành đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên, nhưng một mình trưởng ngành không thể làm hết được. Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị", ông Cường lý giải.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top