Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 5 năm 2021 | 21:12

Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt các video, clip xấu độc trên internet

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa yêu cầu tăng cường xử lý vi phạm pháp luật trên internet, lợi dụng livestream trên mạng xã hội, đăng clip trái thuần phong mỹ tục...

Nhiều clip, video phản cảm

Vài năm gần đây, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, Facebook, Youtube, tik tok, tràn vào nước ta đã xóa bỏ ranh giới địa lý giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, khoảng cách giữa người với người. Từ đó, thực trạng người sử dụng mạng xã hội tự sản xuất các video để đăng tải trên trang cá nhân nhằm câu view (lượt xem), like (yêu thích), cũng từ đó nhiều người đã thu về các khoản lợi nhuận từ quảng cáo từ các nền tảng này. Một số người còn xác định đây là công việc kiếm sống chính của bản thân.

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, bên cạnh những nhà sản xuất video chân chính, lành mạnh thì đâu đó vẫn xuất hiện những video có nội dung xấu và “độc hại” hường tới giới trẻ, những kênh này thường có rất nhiều người đăng ký theo dõi.

 

saostar-8ug42ggm80erkpvh.jpg
Livestream của doanh nhân Nguyễn Phương Hằng tối 25/5 gây 'bão' mạng xã hội với 225.000 người theo dõi trực tiếp.

 

Và đặc biệt là việc bùng nổ hiện tượng cá nhân livestream trên mạng xã hội không ngại đăng phát các hình ảnh cổ xúy việc ăn mặc hở hang, phát ngôn thiếu chuẩn mực thu hút hàng triệu bạn trẻ theo dõi.

Đáng chú ý là sự việc doanh nhân Nguyễn Phương Hằng thực hiện loạt livestream có lời lẽ mắng nhiếc gay gắt và cáo buộc một số cá nhân, nghệ sỹ có hành vi lừa đảo, trái thuần phong mỹ tục thu hút lượt xem vô cùng lớn. Nội dung livestream của nữ doanh nhân này gây nhiều dư luận trái chiều và trở thành một hiện tượng trong cộng đồng mạng.

Trước tình hình này, ngày 28/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội.

Để kịp thời nắm bắt, có biện pháp chấn chỉnh hiện tượng này, tránh gây tác động xấu tới dư luận xã hội, đặc biệt là giới trẻ, Bộ TT&TT đề nghị các UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở TT&TT, công an tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao.

Theo đó, Sở TT&TT và công an các địa phương tăng cường rà soát, phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Các đơn vị này cần chủ động xử lý nghiêm khắc các đối tượng vi phạm trên địa bàn.

Trong trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, Sở TT&TT và công an các tỉnh, thành phố cần phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp.

Kiểm soát triệt để các nội dung dành cho trẻ em

Thời gian gần đây, cùng với Facebook thì Youtube, tik tok là hai mạng xã hội video lớn nhất hiện nay, Bên cạnh những lợi ích tốt đẹp mà hai mạng xã hội này mang lại thì còn tồn tại nhiều điều tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới giới trẻ, đặc biệt là trẻ em.

Được biết, văn bản trên của Bộ TT&TT được đưa ra sau khi Sở TT&TT TP.HCM xử phạt 15 triệu đồng với chủ kênh Youtube dành cho trẻ em Timmy TV vì phát nhiều video clip rùng rợn, tuyên truyền mê tín dị đoan, cũng như những phản ánh của báo chí về việc loạn quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội.

Trước đó, từ năm 2017 đến nay, Bộ TT&TT đã chỉ đạo Sở TT&TT địa phương xử lý nhiều trường hợp người dùng mạng xã hội Youtube, Facebook vi phạm. Đồng thời, Bộ cũng đã yêu cầu Google đóng nhiều kênh Youtube khác của người dùng trong trước có nội dung vi phạm pháp luật.

 

img-bgt-2021-phuong-hang-3-1622217376-width1024height576.jpg
Kênh Youtube dành cho trẻ em Timmy TV tại TP.HCM bị xử phạt

 

Điển hình là trường hợp của Youtuber Thơ Nguyễn đã tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận với đoạn clip nói chuyện với búp bê có hình dạng giống Kumathong (một loại bùa ngải của Thái Lan. Trong clip,  Thơ Nguyễn đã ôm một con búp bê có tên "Cư Ma Mập", tự xưng là là mẹ và gọi búp bê là “con”, sau đó cho uống Coca để xin vía học giỏi. Với những nội dung mang đậm tính mê tín, dị đoan. Được biết, kênh YouTube Thơ Nguyễn chuyên dành cho thiếu nhi, có tới gần 9 triệu lượt subscribe (đăng ký theo dõi).

Với hành vi này, tháng 3/2021, Sở TT&TT TP.HCM xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với Youtuber Thơ Nguyễn theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 101 nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ vì hành vi vi phạm cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy mê tín dị đoan.

Trước đó, Thơ Nguyễn cũng đã từng bị phản đối nhiều lần vì sản xuất những clip dạy trẻ em những trò phản giáo duc như: đun bia, nước ngọt trên bếp, clip bỏ đá khô vào chai kín gây nổ tung.. Thậm chí, trong một clip, Thơ còn có hành động cực kỳ phản cảm là bịt mắt, ngửi chân người khác. 

Một kênh khác cũng “nhảm” không kém đó là kênh Hành tinh đồ chơi – Toy Planet, được gắn mác là dành cho trẻ em, tuy nhiên thời gian trước đó Kênh này thường xuyên đăng tải những nội dung gây tranh cãi, những trò lừa bạn "ăn dép tổ ong", "ăn phấn và giẻ lau bảng", "ăn đất sét'…

Nhiều hệ lụy

Ngoài những trường hợp vừa kể trên, thời gian gần đây, các video có nội dung  lố lăng, phản cảm như vậy, đang có xu hướng xuất hiện ngày một nhiều hơn, bất chấp dư luận, chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh miễn sao đánh vào tâm lý tò mò, hiếu động của trẻ em. Bởi càng nhiều lượt xem thì họ càng kiếm được “bộn tiền”. Điều này đã gây ra nhiều hậu quả đau lòng.

Truớc đó, tháng 10/2020, bé gái tên là V.T.D (5 tuổi) bị tử vong cũng khiến dư luận bàng hoàng. Vào thời điểm xảy ra sự việc, D vừa xem xong một video hướng dẫn trò thắt cổ trên mạng. Tò mò, D đã lấy chiếc khăn voan có sẵn trong nhà làm theo. Khi được người nhà phát hiện, bé D đã ở trong tình trạng mặt mũi tím tái, không còn hơi thở và không qua khỏi.

Tháng 11/2019, bé trai Đ.T.K (7 tuổi, ở TP.HCM) cũng làm theo trò “thắt cổ nhưng vẫn thở được" trên Youtube. Gia đình phát hiện bé treo cổ bằng chính chiếc khăn quàng đỏ, người tím ngắt, ngất lịm. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên K đã may mắn giữ được tính mạng.

Khi được hỏi lý do, bé K cho biết, em đã nhiều lần xem trò chơi “chết đi sống lại” trên Youtube.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Xét một cách khách quan mà nói thì chính sự buông lỏng quản lý của các bậc cha, mẹ là hành vi “tiếp tay cho giặc”, Do bận rộn, không có thời gian chăm nom và rảnh rang làm việc nhà, nhiều phụ huynh đã “quẳng” cho con mình chiếc điện thoại thông minh, iPad có cài sẵn ứng dụng Tik tok, youtube là họ có thể tha hồ làm việc nhà mà không cần phải ngó xem nhóc có nghịch phá gì không.

Tuy nhiên, chỉ cần cú click vào Youtube sẽ cho ra hàng ngàn kênh khác nhau nếu không quan tâm đến trẻ khó có mà kiểm soát được.

Nghiêm trọng hơn, nhiều bậc phụ huynh còn “nghiện” nội dung online trên Youtube, Facebook hơn chính con họ. Ví dụ, dịp nghỉ lễ hay cuối tuần là thời điểm gia đình quây quần bên nhau, thế nhưng trong xã hội số hóa hiện nay rất dễ bắt gặp tình trạng mỗi thành viên trong gia đình đều ”cắm mặt” vào điện thoại, Ipad. Điều này vô tình tiếp tay cho nhiều video xấu, độc len lỏi vào tâm trí của trẻ nhỏ nếu không thực sự sát sao với con cái.

 

img-bgt-2021-phuong-hang-4-1622217438-width800height526.jpg
Youtuber Thơ Nguyễn ôm búp bê giống Kumathong xin vía học giỏi cho trẻ em (ảnh cắt từ video)

 

Để bảo vệ con, em mình trước những nội dung không lành mạnh, cách hiệu quả nhất là phụ huynh phải theo sát con em mình, giám sát những gì các bé xem và nếu có thể thì cùng xem với bé.

Đồng thời, cha mẹ hãy "cùng chơi" hoặc tương tác với con càng nhiều càng tốt. Cần phải biết con đang chơi gì, học cách chơi với chúng, cần quy định với các cháu về thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, qua đó giúp con mình cân bằng học tập giữa thế giới ảo và môi trường thực.

Bên cạnh đó, bậc làm cha, mẹ cần trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng các nền tảng ứng dụng an ninh Internet để loại bỏ nội dung độc hại.

Trong công cuộc bài trừ  hiệu quả các video có thông tin, nội dung xấu độc trên không gian mạng sự cố gắng kiểm soát các bậc phụ huynh là chưa đủ, điều cấp thiết nhất hiện nay là sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, cũng như người sử dụng mạng xã hội.

Trở lại với câu chuyện của Youtuber Thơ Nguyễn, sau khi clip được phát tán, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, theo đó, người này bị xử phạt 7,5 triệu đồng. Nhiều phụ huynh phàn nàn rằng, mức xử phạt này quá nhẹ trong khi khi ước tính thu nhập của Vlogger này có thể lên tới 10 - 16 tỷ đồng trong năm 2020.

Ðiều này cho thấy chúng ta đang thiếu những chế tài đủ mạnh khiến những nhà sản xuất video clip xấu độc trên nền tảng số xuất hiện ngày càng nhiều.

Vì vậy, mong các bộ, ban ngành cần tiếp tục rà soát, tham gia mạnh hơn vào quá trình can thiệp, xử lý nội dung rác. Đồng thời, cần nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh quy định pháp luật sao cho nâng cao chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những clip, video có tác động xấu, ảnh hưởng đời sống tinh thần của người dân và nguy hại hơn là gây ra những hệ lụy, tác động tiêu cực tới gia đình và xã hội.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top