Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai đối với một số địa phương và các dự án bất động sản.
Thanh tra 4 dự án lớn tại Hà Nội
Theo kế hoạch thanh tra, cơ quan này sẽ tiến hành Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án đầu tư không đưa dất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, có dấu hiệu trong sai phạm trong quản lý, sử dụng đất theo Chỉ thị Số: 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 82/2019/QH14 của Quốc hội.
Trọng tâm là việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử đất…
Cụ thể, tại TPHCM, Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp với Cục Đăng ký đất đai, Cục Quy hoạch đất đai, Cục Kinh tế và phát triển quỷ đất và Sở Tài nguyên Môi trường sẽ thanh tra dự án gồm:
Dự án khu nhà ở xã hội – khu nhà ở thương mại Vạn Gia Phúc (The Western Capital) tại số 116 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6 của Công ty TNHH quản lý bẩ động sản Hoàng Phúc.
Khu nhà ở 1 Bis – 1 Kep Nguyễn Đình Chiểu (phường Đa Kao, quận 1) của Công ty TNHH Bến Thành – Sao Thuỷ; Dự án khu dân cư và du lịch, văn hoá, giải trí (The Water Bay) tại phường An Phú, quận 2 của Công ty TNHH Quốc tế Thế kỷ số 21.
Ngoài ra, Cục Quản lý đất đai yêu cầu kiểm tra công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tại Hà Nội thanh tra 4 dự án gồm: dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora) tại huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội của Công ty Liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh (Vinaconex – Posco).
Dự án khu đô thị "Thành phố Giao Lưu" tại quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội của Công ty CP đầu tư và xây dựng quốc tế Vigeba.
Dự án khu đô thị mới thuộc khu đô thị Đại học Vân Canh (An Lạc Green Symphony) tại huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội của Công ty CP đầu tư An Lạc.
Tại tỉnh Bình Thuận, Cục sẽ thanh tra, kiểm tra xử lý các dự án đầu tư chậm đưa vào sử dụng gồm: dự án Khu du lịch sinh thái Kê Gà (xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam).
Dự án Khu du lịch sinh thái Delverton (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình); dự án Khu du lịch Bầu Trắng – Hòn Hồng (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình); dự án Khu dân Golf và Biệt thự Hàm Thuận Nam (xã Tân Thành và xã Thuận Qúy, huyện Hàm Thuận Nam).
Hà Nội dành 750 tỷ đồng để xử lý môi trường tại 50 làng nghề
Sở Công Thương Hà Nội đưa ra kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn thành phố với khoản kinh phí 1.350 tỷ đồng. Trong đó, đến hết năm 2020, sẽ bố trí khoảng 750 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề trọng điểm… Giai đoạn 2020 - 2030, cần 600 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề khác.
Kế hoạch này được đưa ra khi hiện nay, tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân và sự phát triển bền vững của chính các làng nghề trên địa bàn thành phố.
Thống kê cho thấy, Thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, phân bố không đều. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã khảo sát, lấy mẫu và phân tích môi trường tại 65 làng nghề. Kết quả cho thấy 60/65 làng nghề ô nhiễm môi trường, chỉ có 6/65 làng nghề đạt các tiêu chuẩn an toàn môi trường.
Cụ thể, môi trường nước có 40 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, 17 làng nghề ô nhiễm, 8 làng nghề không ô nhiễm; môi trường không khí có 12 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, 10 làng nghề ô nhiễm, 43 làng nghề không ô nhiễm; môi trường đất (đánh giá 37/65 làng nghề) có 3 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, 2 làng nghề ô nhiễm và 23 làng nghề không ô nhiễm.
Theo đánh giá, hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, nhất là hệ thống cấp thoát nước thải thiếu đồng bộ. Phần lớn nước thải từ các làng nghề chưa qua xử lý thải ra môi trường ao, hồ với mức độ ô nhiễm rất cao.
Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, lượng nước thải sản xuất có nơi ước tính lên đến 7.000 m3/ngày như các làng: Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai thuộc huyện Hoài Đức. Nơi ít nhất cũng thải ra môi trường 1.000 m3 mỗi ngày/làng nghề. Không chỉ nguồn nước, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội và dân sinh.
Trước thực trạng trên, thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Rà soát, đánh giá, phân loại làng nghề”.
Theo đó, năm 2019, rà soát, đánh giá phân loại 128 làng nghề. Năm 2020, rà soát đánh giá phân loại 107 làng nghề; xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng tại các khu vực làng nghề trong giai đoạn 2018 – 2020.
Mục tiêu cụ thể là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề; tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường làng nghề cấp cơ sở; nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các nhóm cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề; khuyến khích các hoạt động sản xuất hướng tới xây dựng làng nghề sinh thái thân thiện với môi trường;...
Đồng thời hướng dẫn các quận huyện có làng nghề rà soát, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố tiếp tục thực hiện đánh giá, phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề còn lại để bổ sung vào phụ lục 1 của Đề án Bảo vệ môi trường làng nghề, tiến tới 100% các làng nghề được rà soát, đánh giá, phân loại theo Thông tư 31/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để có kế hoạch xử lý ô nhiễm phù hợp với từng loại hình sản xuất, với điều kiện thực tế của địa phương...
Rác bủa vây nhiều đường phố ở Hà Nội
Nhiều bãi rác lớn nhỏ mọc lên ở nhiều tuyến phố Hà Nội, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Cụ thể, Ngõ 207, đường Bùi Xương Trạch thuộc phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) mọc lên nhiều bãi rác ven đường. Càng vào sâu trong ngõ, các bãi rác càng nhiều, nhất là phần đất đang chờ triển khai dự án. Có đoạn vài chục mét, túi bóng đựng rác sinh hoạt, các vật dụng gia đình vứt bỏ la liệt. Có bãi rác lâu ngày, người dân sống xung quanh phải tự đốt cháy.
Người dân sống tại đường Bùi Xương Trạch cho biết, tình trạng các bãi rác tự phát kéo dài nhiều năm qua. Thời gian trước, các bãi rác nàyđược cơ quan chức năng của phường Khương Đình xử lý, tuy nhiên gần đây rác thải tái xuất hiện.
Tại một số tuyến đường ở phường Định Công (quận Hoàng Mai) cũng có nhiều bãi rác. Trên phố Định Công xuất hiện một số bãi rác lâu ngày cao hơn 1 mét nằm sát bên đường có mật độ người tham gia giao thông đông đúc. Ở ngách 16/77, ngõ Định Công Hạ cũng có nhiều bãi rác thải, thậm chí, có bãi rác nằm ngay sau trường học và đổ tràn chiếm nửa đường đi.
Tại đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài cũng có tình trạng trên. Ở đây, có bãi rác dài vài chục mét. Quanh khu vực cầu Định Công xuất hiện 2 bãi rác lớn, rác tràn cả xuống kênh mương
Trên đường Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy), một trong những tuyến đường huyết mạch của thành phố Hà Nội cũng xuất hiện bãi rác thải. Gần cổng Viện nghiên cứu Cơ khí, một bãi rác thải vật liệu xây dựng khá lớn chiếm gần hết vỉa hè. Mỗi khi người đi bộ đi qua đoạn đường này phải tìm cách né bãi rác trên.
Ông Đặng Tuấn Anh, cán bộ đô thị và môi trường phường Khương Đình cho biết, ngõ 207, đường Bùi Xương Trạch là một điểm “nóng” về tình trạng đổ trộm rác thải. Cơ quan chức năng của phường Khương Đình nhiều lần tiến hành thu dọn các bãi rác này nhưng một thời gian sau, các bãi rác lại tiếp tục mọc lên. UBND phường này cũng cắt cử cán bộ thay nhau trực để ngăn chặn việc đổ rác trộm, đồng thời gọi các chủ kinh doanh vật liệu xây dựng trong phường để quán triệt việc không đổ rác thải và phế thải vật liệu xây dựng ra địa điểm trên. “Lúc nào không có cán bộ phường đi kiểm tra, người ta lại đổ trộm rác thải. Chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để”, ông Tuấn Anh nói.
Ông Nguyễn Thăng Long, Chủ tịch UBND phường Định Công xác nhận có nhiều bãi rác ở ven đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài, phố Định Công... Các bãi rác này chủ yếu là vật dụng gia đình được đổ trộm vào ban đêm. “Chúng tôi nhiều lần thu dọn các bãi rác đó, nhưng thời gian sau, nhiều người lại tiếp tục đổ trộm. Vài ngày nữa, chúng tôi tiến hành xử lý các bãi rác trên”, ông Long cho hay.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.