Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 8 tháng 7 năm 2018 | 17:22

Bộ TN&MT triển khai Nghị quyết về công tác phòng, chống thiên tai

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành chủ trì cuộc họp triển khai Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.

Cần thắt chặt hoạt động khai thác cát, sỏi

Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường, đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững của đất nước. Vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng đang tác động nhanh đến thời tiết và tình hình thiên tai nước ta. Đồng thời, các hoạt động khai thác tài nguyên (nước, rừng, cát sỏi) phía thượng nguồn hệ thống sông Hồng, sông Mê Kông đã và đang làm gia tăng rủi ro thiên tai, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Do vâỵ, mục tiêu của Nghị quyết nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

Triển khai nhiệm vụ lần này, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Khí tượng thủy văn chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng Kế hoạch hành động của Bộ với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, khoa học của các đơn vị trong bộ.

a2.jpg
Thiên tai là nỗi lo sợ của nhiều người dân trên cả nước bởi sức tàn phá kinh hoàng của nó. Ảnh moitruongvadothi.vn

 

Theo báo cáo của ông Trần Hồng Thái, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Khí tượng thủy văn: Tổng cục đã phối hợp xây dựng kế hoạch sơ bộ với các phương án tham gia của các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan trên cơ sở các dự án, nhiệm vụ mà các đơn vị đang triển khai liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.

Tại cuộc họp, các đơn vị cũng báo cáo kế hoạch chi tiết về các nhiệm vụ của từng đơn vị sẽ tham gia trong kế hoạch hành động chung của Bộ về công tác phòng, chống thiên tai như: cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; chia sẻ dữ liệu vận hành hồ chứa, vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; quản lý chặt hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, ven biển; tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế trong chia sẻ thông tin về khí tượng thủy văn, vận hành hồ chứa trên các sông xuyên biên giới; tiếp tục điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam…

Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Tổng cục Khí tượng thủy văn chủ trì, phối hợp với các đơn vị thành lập Tổ công tác xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thứ trưởng cho rằng, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu nêu trong Nghị quyết, Kế hoạch phải quan tâm và tính toán đến một số vấn đề quan trọng như khai thác cát, sỏi lòng sông gây sụt lở lòng sông, ảnh hưởng chế độ thủy văn tại các tỉnh phía Nam; các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công sắp được xây dựng…

Khai thác cát, sỏi tràn lan gây ảnh hưởng không nhỏ đến đê điều, công trình

Theo các nhà khoa học, Cát không đơn thuần là vật liệu xây dựng mà có vai trò quan trọng trong kiến tạo đồng bằng, ổn định lòng và bờ sông. Cát còn tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh. 

Thông thường cát, sỏi được nạo vét từ lòng sông phục vụ xây dựng, đảm bảo tàu thuyền đi lại thuận tiện. Nhưng theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên Môi trường), việc hút cát quá mức đã khiến một vài nơi trên sông Hồng và các sông dọc Bắc - Nam bị hạ thấp và giảm mực nước.

Nếu lượng cát bị hút quá nhiều tại một vị trí, nhất là nạo vét thông luồng, mực nước tại đó và thượng nguồn sẽ bị giảm. Độ dốc đáy sông và mặt nước tăng lên nên vận tốc dòng chảy cũng tăng theo, gây xói lở đáy và làm lộ ra các chỗ nông khác ở khu vực thượng nguồn.

Lòng sông bị hạ thấp còn dẫn đến mực nước ngầm hai bên bờ sông bị hạ, gia tăng tác động xấu của hạn hán; một số cây trồng ở hai bên có thể bị chết và tạo ra những thay đổi đến hệ sinh thái. Hạ thấp mực nước ngầm còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra, dòng sông bị tụt khiến chân công trình bị lộ và nhanh chóng hư hỏng.

a1.jpg

khai thác cát, sỏi tại lòng sông gây ra mất ổn định của các công trình trên bờ sông hoặc trên sông như cầu, cống.

 

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ (Mạng lười sông ngòi Việt Nam) cũng cho rằng việc khai thác cát vượt mức sẽ làm tụt đáy sông, khiến bờ sông không ổn định dẫn đến xói lở. Thực trạng này đang diễn ra tại sông Hồng.

Do dòng sông bị xói sâu ở một điểm, lượng cát từ thượng nguồn về sẽ đọng lại ở đây mà không chuyển được về cho hạ du. Lúc này dòng chảy sẽ lấy cát từ chỗ khác của lòng sông để bổ sung và gây xói lở. Khi lũ lớn, hiện tượng sạt lở càng nghiêm trọng, có thể đe dọa hệ thống đê điều.

Một số nhà khoa học khác cho rằng, khai thác cát, sỏi tại lòng sông gây ra mất ổn định của các công trình trên bờ sông hoặc trên sông như cầu, cống.

Sứa, sao biển có thể là nguyên nhân gây ngứa” khi tắm tại biển Đà Nẵng

Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh của nhiều du khách về tình trạng bị ngứa ngáy khắp người, thậm chí nổi mẩn đỏ khi tắm biển tại một số bãi tắm của Đà Nẵng, Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng đã vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân về hiện tượng này.

Trao đổi với phóng viên đại diện Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng cho biết,” “Liên quan đến nước biển gây ngứa nổi dị ứng đốm đỏ trên da tại các bãi tắm phía biển Đông từ quận Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn, theo thông tin từ Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch và người dân thì thời gian gần đây có xuất hiện sao biển, sứa  ở các khu vực bãi tắm, đây có thể là nguyên nhân gây ngứa trong thời gian qua”.

a3.JPG

Sứa, sao biển có thể là nguyên nhân gây ngứa” khi tắm tại biển Đà Nẵng

 

Trước đó, trong các ngày từ 1-4/7, Sở Tài nguyên Môi trường đã tiếp tục quan trắc chất lượng nước biển tại các vị trí bãi tắm phía Đông thành phố gồm bãi rạn, Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, vị trí gần nhà hàng Sao Biển, Xuân Thủy và Non Nước.  Kết quả cho thấy chất lượng nước biển đạt yêu cầu so với quy chuẩn cho phép, đại diện Sở này khẳng định.

Để tiếp tục theo dõi tình trạng nước biển,  Giám đốc Sở Lê Quang Nam cho biết đề xuất UBND Thành phố Đà Nẵng giao Sở chủ trì tiếp tục quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại các bãi tắm trong thời gian tới.

Đồng thời, “để xác định sinh vật biển có thể gây ngứa tại các bãi tắm, đề nghị UBND thành phố giao các Sở Nông nghiệp & Phát Triển nông thôn, Y tế,  Khoa học Công nghệ phối hợp cùng Sở Tài nguyên kiểm tra báo cáo UBND TP”.

Mặc dù không chính thức đưa ra khuyến cáo đối với người dân – du khách nhưng Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cũng đã đưa ra đề xuất với lãnh đạo thành phố về việc chỉ đạo các đơn vị liên quan có cách thức cung cấp thông tin ở các khu vực bãi tắm có hiện tượng nước biển gây ngứa nổi dị ứng nhằm hạn chế người dân tắm biển trong thời gian này.


 

 

 

P.V tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top