Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 6 năm 2019 | 22:9

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Chưa có quy định quản lý tiền công đức

Liên quan đến việc thu-chi và sử dụng công khai tiền công đức, Bộ trưởng VHTTDL thừa nhận, chưa có văn bản quy phạm nào quản lý loại tiền này.

Chiều 5/6, chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT-DL Nguyễn Ngọc Thiện, đại biểu Mai Sĩ Diến (Thanh Hóa) yêu cầu được làm rõ khoản tiền công đức ở các chùa và tính công khai của khoản tiền này. “Có quy định rằng mỗi cơ sở tôn giáo không có quá 3 hòm công đức, song thực tế ở nhiều điểm, hòm công đức xuất hiện dày đặc” - đại biểu Mai Sỹ Diến chất vấn.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Diến, có tình trạng cúng khấn thuê tạo nên sự thương mại hóa, biến không gian tâm linh thành nơi phàm tục. “Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với tồn tại nêu trên?” - ông Diến hỏi.

bo truong vhttdl: quan ly tien cong duc van dang bo ngo hinh 1
Đại biểu Mai Sĩ Diến (Thanh Hóa).

Cũng liên quan đến nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chất vấn, có hay không hiện tượng kinh doanh chùa để trục lợi. Thùng công đức rải rác khắp nơi, ai quản lý, có làm nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước hay không?.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, khoản tiền công đức ở chùa chưa hề có văn bản pháp quy nào điều chỉnh, quy định cụ thể về vấn đề thu - chi. Việc quản lý nhà nước đối với tiền công đức vẫn đang bỏ ngỏ.

Bộ trưởng cho biết, hiện chỉ có một văn bản của Bộ VHTT&DL phối hợp Bộ Nội vụ, hướng dẫn việc sử dụng tiền công đức. Theo đó, tiền tài sản cúng công đức cho các cơ sở tôn giáo phải được sử dụng đúng mục đích, công khai. 

“Báo cáo thật với Quốc hội là về quản lý nhà nước đối với tiền công đức thì đúng là chúng tôi chưa có văn bản quản lý nào quy định về việc này. Vừa rồi, Chính phủ ban hành Nghị định 110 quản lý tổ chức lễ hội. Trong đó có giao Bộ Tài chính hướng dẫn vấn đề thu chi tiền lễ hội, công đức. Do mới ban hành cuối năm 2018 nên quá trình này đang được triển khai” – Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thừa nhận.

bo truong vhttdl: quan ly tien cong duc van dang bo ngo hinh 2
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn ngày 5/6.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành văn bản pháp luật quy định cụ thể quản lý nguồn thu từ hoạt động tín ngưỡng, du lịch tâm linh. “Bộ Tài chính sớm hướng dẫn quản lý tài chính tại các lễ hội và tiền công đức. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị tăng cường trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương và đề nghị UBND các cấp chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp đẩy mạnh kiện toàn bộ máy quản lý di tích, gắn với công trình tôn giáo, tín ngưỡng” - Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết.

Về việc quy định số lượng các thùng công đức ở mỗi cơ sở tôn giáo, ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Bộ VHTT&DL chỉ ra khuyến cáo chứ chưa quy định cụ thể rằng mỗi cơ sở tôn giáo thì nên có bao nhiêu thùng công đức.

Bộ yêu cầu các cơ sở thực hiện nếp sống văn hóa chứ không phải là văn bản có tính chất pháp quy. “Chỉ là hướng dẫn các cơ sở nên có tối đa 3 thùng công đức, không được quá nhiều gây phản cảm. Chúng tôi sẽ căn cứ thực tiễn để nghiên cứu, đề xuất sẽ đặt thùng công đức như thế nào để đảm bảo thực hiện được nếp sống văn minh văn hóa” - ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết.

Về phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) vẫn tiếp tục tranh luận khi cho rằng, đối với việc thu chi công đức đã có hướng dẫn rõ ràng, công khai minh bạch thì liệu các cơ sở này thực hiện không, cơ quan nào giám sát việc này để vấn đề này được công khai./.

 

 

Thy Hạt
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top