Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 7 năm 2016 | 1:32

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Phát hiện 53 hành vi vi phạm ở Formosa

Phát biểu tại phiên họp thứ 50 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/7, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh đề nghị Chính phủ thông tin về các vấn đề được phát hiện tại Formosa Hà Tĩnh ngoài vấn đề gây ô nhiễm môi trường và việc sử dụng lao động người nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng.

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, qua công tác kiểm tra phát hiện trong giai đoạn hiện nay Formosa Hà Tĩnh khi chạy thử nghiệm - là trước khi cơ quan Nhà nước vào kiểm tra và cho phép hoạt động thì có 6 nhà thầu nước ngoài.

Liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, lắp ghép thiết bị và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì hầu hết nhà thầu này đều là nhà thầu của Trung Quốc.

bo truong tran hong ha: phat hien 53 hanh vi vi pham o formosa hinh 0
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà

Cơ quan chức năng phát hiện 53 hành vi vi phạm về hành chính, trong đó liên quan đến thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công, vấn đề qua giai đoạn thử nghiệm có dấu hiệu xảy ra sự cố liên quan đến điện, liên quan đến việc triển khai các hệ thống xử lý chưa đáp ứng theo đúng quy trình, chưa đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan quản lý.

“Trong 53 hành vi đó có một hành vi rất quan trọng là Formosa đã tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc từ xử lý khô sang công nghệ xử lý cốc ướt – là công nghệ xử lý có rất nhiều chất thải. Công nghệ này hoàn toàn do họ tự ý điều chỉnh, đây là bằng chứng rõ ràng về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc sửa đổi công nghệ này không liên quan đến sự cố môi trường mà nó liên quan đến việc họ đã vi phạm quy định của ta” – ông Trần Hồng Hà nói.

Bộ trưởng Bộ TN-MT cũng cho biết, hiện nay các vấn đề về xử lý đang trong giai đoạn chạy thử, trên thực tế công suất và nơi có nguồn thải nguy hiểm nhất là lò luyện cốc, tại đó nguồn nước thải ra được xử lý ở trạm sinh hoá mới chạy được ¼ công suất.

“Việc xảy ra ô nhiễm như vậy có thể khẳng định là do sự cố, còn trên thực tế nếu vận hành đầy đủ, đúng quy định và được kiểm tra chặt chẽ thì hoàn toàn có thể đáp ứng được việc kiểm soát và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường” – Bộ trưởng khẳng định.

Hiện nay, sau khi Formosa thừa nhuận trách nhiệm và khắc phục hậu quả, Chính phủ đã triển khai đồng bộ các công việc liên quan đến kiểm soát, giám sát và yêu cầu Formosa khắc phục các tồn tại.

Về quản lý lao động nước ngoài ở Formosa, ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết đã tổ chức nhiều đoàn vào cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra việc cấp giấy phép.

“Hiện nay, chúng tôi được biết có 70% lao động ở Formosa được cấp giấy phép, còn con số của các nhà thầu luôn biến động phụ thuộc vào từng giai đoạn. Theo số liệu được báo cáo, các lao động nước ngoài hiện nay giao cho Hà Tĩnh quản lý cấp giấy phép, quản lý việc cấp giấy phép và việc này được thực hiện theo đúng quy định” – ông Phạm Minh Huân nói./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top