Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 12 năm 2021 | 20:11

Ca mắc Covid-19 tăng, Hà Nội cần quyết liệt hơn

Trong kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất được cập nhật ngày 25/12, hiện thành phố có 8 quận ở cấp độ 3 (tăng 6 quận) so với thời điểm công bố cách đây 1 tuần. Một số chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần những biện pháp mạnh, quyết liệt hơn.

6 quận ở cấp độ nguy cơ cao với dịch Covid-19

Quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai 207 ca; Đống Đa 166 ca; Long Biên 120 ca; Thanh Trì 108 ca; Thanh Xuân 104 ca; Đông Anh 96 ca; Hoàn Kiếm 93 ca...

Bệnh nhân phân bố tại 350 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 549 ca cộng đồng ghi nhận tại 204 xã, phường thuộc 28/30 quận, huyện.

Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Hoàng Mai 60 ca; Thanh Xuân 51 ca; Đống Đa 48 ca; Thanh Trì 46 ca; Long Biên 37 ca; Tây Hồ 30 ca.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch lần thứ tư (từ ngày 29/4/2021) là 37.522 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 13.539 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 23.983 ca.

Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Hoàng Mai 60 ca; Thanh Xuân 51 ca; Đống Đa 48 ca; Thanh Trì 46 ca; Long Biên 37 ca; Tây Hồ 30 ca.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch lần thứ tư (từ ngày 29/4/2021) là 37.522 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 13.539 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 23.983 ca.

 

20211225161315-12unnamed-7.jpg
Chạm mốc gần 2.000 ca mắc Covid-19 trong ngày, 8 quận nội thành là "vùng cam".

 Theo đánh giá cấp độ dịch mới nhất tại Hà Nội có 8 quận của Hà Nội chuyển sang cấp độ 3 (vùng cam, tức vùng có nguy cơ cao. Gồm: quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Tây Hồ, Long Biên, Nam Từ Liêm. Duy nhất huyện Phúc Thọ ở cấp độ 1, nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh. 21 quận, huyện còn lại ở cấp độ 2 và không có quận, huyện nào thuộc "vùng đỏ" (cấp độ 4 - nguy cơ rất cao).

Sau khi xác định dịch ở cấp độ 3 (vùng cam), các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ của Hà Nội đã điều chỉnh các biện pháp hành chính, cấm nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ.

Theo đó, từ 12h ngày mai (26/12), UBND quận Tây Hồ yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hằng ngày.

Quận Tây Hồ cũng cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu, có nguy cơ lây nhiễm cao như: cơ sở làm đẹp (trừ dịch vụ cắt tóc, uốn tóc); khu vui chơi, giải trí; quán bar; karaoke (kể cả karaoke loa kéo, quán hát cho nhau nghe); game; massage; phố đi bộ.

Về độ bao phủ vaccine trên địa bàn, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 đạt 98,2%. Tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine là 95,1%.

Như vậy, cộng dồn số ca mắc trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4 đến hết ngày 17/12), Hà Nội có tổng 35.643 ca, trong đó 12.990 ca cộng đồng và 22.653 người đã được cách ly. 6 ngày liên tiếp, thành phố "dẫn đầu" cả nước về số ca nhiễm, theo thông báo của Bộ Y tế.

Cần hạn chế những hoạt động không thiết yếu

Với việc ghi nhận toàn thành phố chạm mốc gần 2.000 ca mắc Covid-19 trong ngày, 8 quận thành "vùng cam" và nhiều ngày được xếp có số người mắc cao nhất cả nước, Hà Nội cần biện pháp gì đẩy lùi, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát?

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc công bố đánh giá cấp độ dịch đã đánh giá đúng tình hình thực tế dịch bệnh tại Hà Nội. 

Theo ông Phu, việc đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Công văn 4800 của Bộ Y tế về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

"Hà Nội nới lỏng chắc chắn ca nhiễm, ổ dịch tăng lên. Cơ bản thành phố phải kiểm soát các tiêu chí như số ca mắc nặng, ca nhập viện, số lượng tiêm chủng vaccine, đặc biệt hệ thống y tế trong đó có hệ thống y tế cơ sở phải tư vấn, điều trị, theo dõi kịp thời. Từ đó, phân tầng thật tốt các trường hợp F0 để không gây quá tải hệ thống y tế cũng như giảm số ca tử vong. Việc này rất cần thiết. Phải đánh giá đúng tình hình thực tế, chứ trong tình hình bình thường mới mà không đánh giá theo vùng cấp độ dịch đã được quy định sẽ rất nguy hiểm", ông Phu nói.

Nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng cho rằng, đánh giá để đưa ra căn cứ phù hợp, hiệu quả. Đánh giá đúng sẽ can thiệp đúng, kịp thời. 

 

dacphu_yvlz.jpg
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc công bố đánh giá cấp độ dịch đã đánh giá đúng tình hình thực tế dịch bệnh tại Hà Nội.

 

"Từ nay đến Tết dương lịch và âm lịch người dân đi lại, giao lưu nhiều, nguy cơ dịch sẽ bùng phát. Mặc dù Hà Nội hiện nay vẫn kiểm soát được dịch, số ca nặng và ca tử vong chưa thật cao nhưng không kiểm soát dịch ngay sẽ bùng phát mạnh, gây quá tải hệ thống y tế và không kiểm soát được. Vì vậy, các địa phương cần quyết liệt trong thời điểm này. Nếu không dịch bùng lên sẽ rất nguy hiểm và phức tạp", ông Phu nhấn mạnh. 

Vị chuyên gia này cũng khuyến cáo, việc ca bệnh tăng mạnh gần 2.000 người mắc trong ngày như hiện nay, Hà Nội cần những biện pháp mạnh, quyết liệt hơn như: Hạn chế hoạt động thiết yếu như ăn uống tại khu vực nguy cơ cao. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người dân quá lo sợ. 

"Thành phố cần phải xem xét thật kỹ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Hoạt động nào thiết yếu vẫn cho hoạt động nhưng kiểm soát an toàn,  hoạt động nào không thiết yếu có thể ngừng. Tôi ví dụ như liên hoan, đám cưới, đám tang cần quy định chặt chẽ hơn. Việc đi lại ở các địa phương đảm bảo an toàn, bên cạnh đó tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm", ông Phu cho biết thêm.

Còn PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, có 2 điểm quan trọng hiện tại Hà Nội cần làm đó là tiếp tục hạn chế tối đa tử vong và dập từng ổ dịch một cách triệt để. Việc này để hạn chế tối đa việc lây nhiễm cộng đồng, hạn chế số ca mắc mới. 

Nếu Hà Nội có số ca mắc lên hơn 3.000 bệnh nhân mỗi ngày chắc chắn sẽ quá tải hệ thống y tế. Việc quá tải thì có thể sẽ đi vào vòng xoáy mà TP.HCM đã gặp phải, là điều mà chúng ta không muốn. 

Mặt khác, thực hiện tốt công tác điều trị cho F0 sẽ không dẫn đến tình trạng vào viện nhiều, y tế cũng sẽ không quá tải. Theo tôi, thành phố cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở phòng chống dịch. Trạm y tế lưu động có khả năng thu dung những ca không có điều kiện cách ly tại nhà, nhưng chủ yếu F0 vẫn điều trị tại nhà sẽ tốt nhất", ông Nhung chia sẻ.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top