Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 4 năm 2022 | 19:27

Cà Mau khánh thành công trình trùng tu Đền thờ Vua Hùng

Sáng nay, 10/4/2022, tỉnh Cà Mau tổ chức khánh thành khu đền chính Đền thờ Vua Hùng tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình.

Đây là ngôi đền thờ Vua Hùng có tuổi đời hơn 160 năm, xưa nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, đánh dấu mốc son mới khẳng định  lịch sử chủ quyền của tiền nhân mở cõi trời Nam từ trăm năm trước.

3cm-1.jpg
Quang cảnh buổi lễ thắp hương lễ giỗ tổ Hùng Vương tại Đền Hùng ở Thới Bình.

 

 

Ngày hội không thể thiếu của người Cà  Mau

Sáng mùng 10/4/2022 (mùng 10 tháng 3 âm lịch), thay mặt hàng ngàn cán bộ chiến sĩ và đồng bào Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy đã khai trống khánh thành công trình trùng tu tôn tạo Đền thờ Vua Hùng và thực hiện các nghi thức lễ dâng hương, hoa, lễ vật tại Đền thờ Vua Hùng ở Quốc lộ 63, ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình. Ngoài hàng vạn người dân, cùng đông đảo cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong tỉnh đã đến dâng hương, dâng hoa, dâng lễ vật lên Vua Hùng tại Đền thờ Vua Hùng tại Cà Mau, về dự  Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay còn có sự hiện diện của lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, kính dâng lễ vật bánh chưng, bánh dày lên Vua Hùng.

Trong không khí trang nghiêm, lễ vật dâng lên các vị Vua Hùng được làm từ những sản vật Cà Mau do người dân quyên góp. Nhưng đáng kể nhất, 9 mâm lễ vật được dâng lên các Vua Hùng năm nay được tuyển chọn từ các món bánh dân gian đạt giải trong hội thi làm bánh tại Lễ hội bánh dân gian đang được tổ chức tại TP Cà Mau (diễn ra từ ngày 8 đến 12/4/2022). Như tấm lòng người Cà Mau trước vị quốc tổ đã phù hộ đất nước quốc thái dân an, nhà nhà no ấm.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn - hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, cho biết, căn cứ vào mốc thời gian lễ giỗ, Cà Mau đã xây dựng chương trình du lịch năm 2022.

Theo chương trình, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay nằm trong chuỗi các sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2022”, là điểm đến tâm linh cho du khách trong, ngoài tỉnh. Lễ hội còn nhằm kết nối các hoạt động tham quan, du lịch, tạo điều kiện giao lưu và giới thiệu nét đặc trưng, bản sắc văn hoá, sản phẩm du lịch của địa phương Thới Bình nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung.  

Theo  đó, Giỗ Tổ Hùng Vương tại Cà Mau năm nay gồm 2 phần Lễ và Hội, kéo dài 3 ngày, từ 8-10/4/2022.  Phần Lễ:  Gồm có lễ an vị (đặt tượng Vua Hùng), diễn ra từ 20 giờ đến 21 giờ 30 phút ngày 9/4 (mùng 9/3 âm lịch). Lễ khánh thành Đền thờ Vua Hùng 10/4 (mùng 10/3 âm lịch) và Lễ chính thức tưởng nhớ các Vua Hùng được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Phần Hội: Gồm các hoạt động thi đấu thể thao, bóng đá và các trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt đập niêu, đua xuồng ba lá, cùng chương trình văn nghệ...

3cm-3.jpgÔng Nguyễn Tiến Hải, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau (người thứ 3 từ trái sang) cùng lãnh đạo và quân dân dân tỉnh thắp hương  Đền thờ Vua Hùng sáng 10/4/2022.

 

Dấu ấn chủ quyền nơi cuối trời

Đền Hùng ở Thới Bình hoàn toàn khác so với các nơi khác, bởi đã được hình thành và lập nên theo dấu chân của những người Việt xa xưa đi mở cõi nơi vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Sự xuất hiện và tồn tại của Đền Hùng liên tục từ hơn 160 năm trước đã khẳng định chủ quyền quốc gia, là một minh chứng lịch sử không thế lực nào có thể xuyên tạc được.

Ông Sáu, một cựu chiến binh hơn 80 tuổi, ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình cho biết, từ  nhỏ, ông đã được ông nội ông dẫn đi dự giỗ Tổ ở đền Hùng. Theo lời kể của ông nội, đền được xây dựng cách nay trên hơn 160 năm. Lúc đầu chỉ là một cái miếu nhỏ, được cất bằng cây lá địa phương, do Hội đồng Giảng cùng nhiều người dân từ miền ngoài vào đây khẩn hoang lập ấp, sinh sống. Nhớ cố hương và nhằm nhắc nhở con cháu các thế hệ mai sau về cội nguồn người Việt, Hội đồng Giảng đã cho tá điền chặt cây  lá địa phương dựng nên ngôi Miếu. Quanh vùng, đến tận Rạch Giá xa xôi thời đó, nhiều người đều biết ngôi miếu thờ Vua Hùng. Còn người dân địa phương quen gọi là Miếu Ông Vua. Đến ngày giỗ Tổ, Hội đồng Giảng mở hội cúng tế, hát bội, múa lân linh đình. Khi vùng đất Đầu Nai này bắt đầu khai khẩn, con kênh đào Bạch Ngưu được mở thông thương thì  đã thấy  ngôi đền đã tồn tại tự bao giờ.  Sau khi Hội đồng Giảng qua đời, ngôi miếu do ông Sáu Sạn, một người dân địa phương  trông coi. Đến thời Mỹ - Diệm cai trị, vùng đất đai nơi đây thuộc về quản lý của Nhà thờ Công giáo. Thấy vậy nên ông Ba Cống, một cao niên trong vùng ở gần đó đã dời đền thờ Vua Hùng về phần đất của ông và xây cất. Từ đó, Miếu ông Vua tồn tại cho đến ngày nay.

3cm-2.jpghay mặt lãnh đạo tỉnh và nhân dân Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải khai trống buổi lễ.

 

Ông Phan Văn Thông, Phó Ban quản lý đền kể: Lúc còn chiến tranh, đền có tên là miếu Ông Vua để tránh sự phá hoại của giặc. Qua hai cuộc chiến tranh, ngôi đền nhiều lần bị bom đạn tàn phá. Có lúc, ngôi đền phải di dời chỗ này, chỗ khác. Khi giặc rút đi, việc đầu tiên mà người dân nghĩ đến là sửa sang lại đền thờ, vì đây là nơi tưởng nhớ cội nguồn, tổ tiên dân tộc, đồng thời giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ghi nhớ công lao của những bậc tiền nhân. Sau 1975, đất nước thống nhất, ngôi đền được người dân tự quyên góp tu bổ trông coi. Đến năm 2006, Đền thờ Vua Hùng được người dân quyên góp xây dựng bằng bê tông, cốt thép, mặt tiền hướng ra Quốc lộ 63, có cổng, có sân rộng, thuận tiện cho việc tổ chức các buổi lễ tại đền. Gần đây, công trình Đền thờ Vua Hùng đã được khởi công, do UBND huyện Thới Bình làm chủ đầu tư.

3cm-4.jpgKhánh thành công trình trùng tu tôn tạo Đền Hùng tại ấp Giao Khẩu xã Tân Phú (Thới Bình).

 

Sáng nay, 10/4/2022, Đền thờ Vua Hùng được khánh thành sau khi trùng tu tôn tạo với quy mô khang trang, gồm 2 khu: Khu đền chính (khu 1) tại vị trí di tích hiện hữu với tổng diện tích 2.057m2; khu 2 tại vị trí phía Đông Quốc lộ 63 (đối diện vị trí hiện hữu) với diện tích 6.805m2

Ngày 5/4/2011, đền thờ Vua Hùng được UBND tỉnh Cà Mau công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Hiện nay, đền thờ Vua Hùng ở Cà Mau là 1 trong 2 ngôi đền thờ Hùng Vương ở ĐBSCL (1 đền ở tỉnh Kiên Giang) và có lịch sử lâu đời nhất.

Ông Nguyễn Văn Quẩn, Trưởng ban Quản lý di tích Đền thờ Vua Hùng, cho biết: “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của người dân nơi đây đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người dân nhằm thể hiện lòng biết ơn của thế hệ con cháu với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nơi đây mãi là địa chỉ để  giáo dục truyền thống yêu nước, tình đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta cho các thế hệ con cháu mai sau.

                                                                                                

Biểu Quân
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top