Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2019 | 21:43

Cà Mau, Sóc Trăng ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở

Trước tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông, hai tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau đã ban bố tình huống khẩn cấp từ đó có phương án ứng phó, khắc phục.

nhiều-căn-nhà-ở-xã-xuân-hòa-huyện-kế-sách-sóc-trăng-bị-sụp-xuống-sông-cand.jpg
Nhiều căn nhà ở xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), bị sụp xuống sông (Ảnh: CAND)
 
Theo đó, UBND tỉnh Sóc Trăng công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông nguy hiểm gồm: các đoạn bờ kênh Thạnh Mỹ thuộc ấp Hòa Tần, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên. Sạt lở bờ sông rạch Mọp, rạch Mương Điều, rạch Củi, xã Song Phụng; sông Saintard, xã Long Đức; rạch Mây Hắt, xã Phú Hữu; rạch Vàm Thép, rạch Mây Hắt, xã Hậu Thạnh thuộc huyện Long Phú.

Các đoạn sạt lở bờ sông Hậu, khu dân cư Xóm Đáy, ấp Nguyễn Tăng, xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung. Sạt lở bờ sông Mỹ Thanh, khu vực ấp Phạm Kiểu, hạ lưu cống Vàm Trà Nho, ấp Tân Tĩnh, xã Vĩnh Hiệp thuộc thị xã Vĩnh Châu. Trên địa bàn huyện Kế Sách, các đoạn sạt lở bờ sông Cái Côn, xã Thuận Hòa; kênh An Mỹ, xã Nhơn Mỹ; kênh số 1, xã Ba Trinh, Kế An và Kế Thành; rạch Vọp thuộc xã Trinh Phú và bờ sông Hậu thuộc xã An Lạc Tây.

UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến sạt lở và khắc phục khẩn cấp.

Các địa phương phối hợp với các ngành liên quan triển khai cắm biển báo, khoanh vùng sạt lở bờ sông để cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm. Khẩn trương lập phương án xử lý cấp bách tình trạng sạt lở. Tuyên truyền, phổ biến tình trạng sạt lở bờ sông nguy hiểm, khắc phục, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản, đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân cũng như chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động lực lượng, vật tư phương tiện để hỗ trợ nhân dân di dời và ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

Cùng với đó, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã ban hành quyết định công bán tình huống khẩn cấp khu vực sạt lở bờ biển đặc biệt nguy hiểm, đoạn từ giáp ranh tỉnh Bạc Liêu đến cống số 4 thuộc xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu.

Theo nhận định của một số lãnh đạo địa phương, từ đầu năm đến nay, tình hình sạt lở diễn biến hết sức phức tạp, số vụ xảy ra nhiều và lấn sâu hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân được nhiều người nhận định là do tình hình biến đổi khí hậu, dòng nước ở các sông chảy xiết, có nơi xoáy vào chân đê làm đất ở các khu vực này bị xói mòn dần rồi sạt lở. Ở các con sông lớn lại có nhiều tàu, bè lưu thông cũng gây áp lực đến bờ sông, nhất là các đoạn xung yếu không có bờ kè chắc chắn nên dễ xảy ra sạt lở. 

Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở ở bờ biển Đông

Ngày 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải vừa ký Quyết định về tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

 

nhà-của-người-dân-ven-cửa-biển-vàm-xoáy-đang-trong-tình-trạng-bị-đe-dọa-nghiêm-trọng-vì-sạt-lở-ca-mau-baotintucvn.jpg
Nhà của người dân ven cửa biển Vàm Xoáy (Cà Mau) đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng vì sạt lở, (Ảnh baotintuc.vn)
 

Theo đó, khu vực bị sạt sở cần áp dụng tình huống khẩn cấp để xử lý gồm hơn 25.000m cửa biển, bờ biển và hơn 1.200m bờ sông. Trong số này có Dự án đầu tư xây dựng kè chống xói lở cửa biển Vàm Xoáy (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) với chiều dài 4.500m.

UBND tỉnh Cà Mau nhận định, trên đoạn cửa biển Vàm Xoáy tình hình sạt lở diễn biến phức tạp, đai rừng phòng hộ trung bình mỗi năm mất từ 80-100m, một số vị trí sạt lở đã khoét sâu vào bờ.

Hiện, tình trạng sạt lở tại khu vực diễn biến đặc biệt nguy hiểm, nhất là vào cao điểm của mùa mưa bão, gây nguy hiểm trực tiếp đến khu dân cư tập trung tại khu vực xã Đất Mũi, trụ sở UBND xã Đất Mũi, Đồn Biên phòng Đất Mũi; có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống điện cao và điện trung thế, trạm y tế, trường học trong khu vực…

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng quyết định xây dựng khẩn cấp kè chống xói lở cửa biển Rạch Gốc, Hóc Năng (huyện Ngọc Hiển), Hố Gùi (nằm trên địa bàn hai huyện Năm Căn và Đầm Dơi).

Theo quyết định nay, tỉnh Cà Mau phê duyệt xây dựng kè chống sạt lở bờ biển đoạn từ Kênh Năm - Kênh Chùm (thị trấn Rạch Gốc và xã Viên An Đông), Kênh Chốn Sóng - Kênh Năm Ô Rô (xã Viên An), Kênh Năm Ô Rô - Kênh Năm (xã Đất Mũi) thuộc huyện Ngọc Hiển và dự án đầu tư xây dựng bờ kè chống xói lở khu dân cư thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn).

Theo đánh giá của các cơ quan tỉnh Cà Mau, những vị trí sạt lở này hiện đã đặc biệt nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân cư, khu hành chính, công trình giáo dục, y tế, Quốc lộ 1A (đường Hồ Chí Minh) và đai rừng phòng hộ; đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện nêu trên khoanh vùng khu vực bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, thiết lập hành lang an toàn. Đồng thời, lựa chọn giải pháp và tổ chức khảo sát, lập các thủ tục đầu tư các dự án chống sạt lở trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tình huống khẩn cấp.

Tỉnh Cà Mau giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định, đề xuất chủ trương đầu tư các dự án, trình cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

UBND các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi có trách nhiệm vận động nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm; bố trí lực lượng trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở để kịp thời ứng phó...

Theo kết quả rà soát từ ngày 2 - 12/8/2019, thiên tai gây thiệt hại cho tỉnh Cà Mau hơn 51,4 tỷ đồng bao gồm: chìm tám phương tiện; sập 195 căn nhà và một trường học; ngập gần 2.400 căn nhà; thiệt hại hơn 143 ha nuôi thủy sản…

Mưa lớn kèm giông lốc, triều cường, sóng to, gió lớn trên biển cũng làm một người chết (do sập nhà), hai người bị thương (do sét đánh).

Trước thực trạng này, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ tỉnh hơn 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương để thực hiện công tác hỗ trợ về dân sinh, khôi phục cơ sở hạ tầng, khôi phục sản xuất; Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí để thực hiện khẩn cấp các tuyến kè bảo vệ đê và sản xuất của người dân.

 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top