Khoảng 4h sáng ngày 20/8, trên quốc lộ 91 qua xã Bình Mỹ (Châu Phú, An Giang) tiếp tục sạt lở. Đoạn sạt lở dài 30 m, ăn sâu vào sát nhà dân khoảng 1 m. Tỉnh An Giang đồng ý cho tạm ứng 24 tỷ đồng xử lý khẩn cấp sạt lở quốc lộ 91.
Theo đó, vào khoảng 4h sáng cùng ngày, trên quốc lộ 91 chạy qua xã Bình Mỹ tiếp tục sạt lở, đoạn sạt lở dài 30 m, ăn sâu vào sát nhà dân, gần như kéo sụp hoàn toàn đoạn quốc lộ 91 qua khu vực này xuống sông Hậu.
Trước tình hình sạt lở tiến triển nhanh, UBND huyện Châu Phú đã huy động hơn 100 lực lượng cùng với 26 hộ dân nơi đây kịp thời công tác hỗ trợ tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc cũng như tài sản đến nơi an toàn.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho biết, huyện đã huy động lực lượng giúp dân di dời từ chiều hôm qua do mặt đường xuất hiện thêm vết nứt chạy dài khoảng 35 m. Lẽ ra số hộ dân này không còn ở đây nữa nhưng vì bà con thấy các đơn vị chức năng thực hiện khắc phục sạt lở tương đối ổn định nên mới quay lại nhà của mình sinh sống. Chúng tôi hạ quyết tâm là phải di dời toàn bộ nhà dân ngay, để tránh những thiệt hại có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chiều 20/8, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đã ký quyết định tạm ứng cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông 24 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng để xử lý khẩn cấp sạt lở tuyến quốc lộ 91 qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.
Tỉnh An Giang yêu cầu đơn vị nhận tạm ứng khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức xử lý sạt lở quốc lộ 91. Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên qua khẩn trương làm việc với Bộ Giao thông Vận tải để được hỗ trợ vốn và hoàn trả ngân sách tỉnh.
Trước đó, vào 18h ngày 27/7, tại Quốc lộ 91 đoạn từ Km 89+250 đến Km 89+390 (dài khoảng 140m) thuộc ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ đã xuất hiện nhiều vết nứt dọc trên mặt Quốc lộ 91, với chiều dài trên 60 m, ăn sâu vào 1/3 mặt đường chạy dọc bờ sông Hậu, nguy cơ sạt lở nguy hiểm.
Đến đêm 31/7 và rạng sáng 1/8, tại vị trí này xảy ra sạt lở lớn. Vết sạt lở ăn sâu hơn 1/2 mặt đường với chiều dài 85m về phía hạ lưu bị sụp hoàn toàn xuống sông Hậu, đe dọa đến 26 hộ dân nằm trong vùng cảnh báo.
Ngay sau khi xảy ra sạt lở, tỉnh An Giang đã huy động hàng trăm công nhân thả hàng chục nghìn bao cát được đổ xuống sông để gia cố. Mỗi ngày có khoảng 4 chiếc sà lan chở cát được huy động tới để gia cố khu vực sạt lở.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã chỉ đạo Cục Quản lý Đường bộ IV phối hợp trực và điều tiết đảm bảo giao thông, cảnh báo nguy hiểm; theo dõi và tổ chức khảo sát đo đạc hiện trường để có giải pháp xử lý, khắc phục; chỉ đạo Ban Quản lý Dự án 7 và Nhà thầu tổ chức thi công thông xe tuyến tránh tạm để đảm bảo giao thông.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.