Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 2 năm 2021 | 21:29

Các địa phương được áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn dịch bệnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chủ tịch UBND TPHCM, Hà Nội và các thành phố lớn cũng như các tỉnh đang có ổ dịch được áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh.

Phát biểu kết luận họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 vào chiều nay (8/2), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chủ tịch UBND TPHCM, Hà Nội và các thành phố lớn cũng như các tỉnh đang có ổ dịch được áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh, ví dụ như giãn cách xã hội ở một số khu phố, quận, địa bàn có ca lây nhiễm…

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các địa phương được áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn dịch bệnh - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
 
Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương ngành y tế, các lực lượng chức năng, các địa phương đã kịp thời áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ, tổng lực, quyết liệt thực hiện chỉ thị của Thủ tướng với các biện pháp sáng tạo, đồng bộ. Các ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh cơ bản được kiểm soát.

Tuy nhiên, việc xuất hiện các ca mới ở TPHCM là nghiêm trọng mà theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế, nếu xét nghiệm diện rộng thì số ca tại Thành phố lớn này sẽ tăng trong những ngày tới.

Trước tình hình đó, Thủ tướng nhấn mạnh, phải bình tĩnh, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền Thành phố cần vào cuộc quyết liệt, đặc biệt vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế. Trước hết, mọi người dân cần đeo khẩu trang ở nơi công cộng, không tụ tập đông người. Thủ tướng hoan nghênh TPHCM, Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa để tránh tập trung đông người, phòng chống dịch bệnh.

Các địa phương vận động công nhân, người lao động, kể cả chủ nhà máy, xí nghiệp tổ chức sản xuất, sinh hoạt tại chỗ để hạn chế tối đa việc đi lại dịp Tết, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Thủ tướng nhất trí việc Bộ Y tế chỉ đạo xét nghiệm diện rộng một số khu vực dễ lây nhiễm để truy vết, xử lý nhanh.

Tất cả các địa phương, đặc biệt ngành y tế, tham mưu đề xuất chuẩn bị nguồn lực, kể cả sinh phẩm, vật tư y tế, lương thực thực phẩm, bệnh viện dã chiến ở một số nơi để đề phòng tình huống xấu có thể xảy ra.

Một số địa phương trọng điểm, nhất là các thành phố, chuẩn bị các kịch bản có thể xảy ra. Không chỉ vận động thực hiện nghiêm 5K mà yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm. TPHCM, Hà Nội có phương án xử lý riêng với cách làm phù hợp, Thủ tướng lấy ví dụ như thực hiện Chỉ thị 15, 16, giãn cách xã hội ở một số khu vực mà địa phương thấy cần thiết như giãn cách xã hội ở một số khu phố, quận, địa bàn có ca lây nhiễm khi thấy tình hình xấu có thể xảy ra.

Chủ tịch UBND TPHCM, Hà Nội và các thành phố lớn cũng như các tỉnh đang có ổ dịch được áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh, Thủ tướng nêu rõ.

Ngành y tế theo dõi, giao ban thường xuyên cùng với Ban Chỉ đạo để đưa ra các biện pháp cụ thể hơn nữa xử lý tình hình, tăng cường lực lượng có liên quan cho các địa phương có nhu cầu.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Đồng ý chủ trương Bộ Y tế mua vaccine COVID-19

Về vấn đề vaccine ngừa COVID-19, Thủ tướng đồng ý chủ trương Bộ Y tế mua vaccine của Tập đoàn AstraZeneca để người dân được tiếp cận ngay trong quý I/2021, bảo đảm phù hợp với các điều kiện của Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc lựa chọn phương án, đối tác, loại vaccine, đối tượng cần tiêm chủng do ngân sách Nhà nước chi trả, trong đó, đồng ý phương thức xã hội hóa một cách cụ thể. Các kiến nghị khác, Bộ Y tế chuẩn bị kỹ, báo cáo lại Thường trực Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Trước việc lây lan trong cộng đồng ở những trung tâm lớn của nước ta, Thủ tướng đề nghị mọi tổ chức, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp phải làm hết sức mình để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng lây lan này, với những biện pháp cụ thể ở từng địa phương một cách phù hợp.

“Cơ bản là Tết này, các đồng chí trong ngành y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia và Thường trực Chính phủ phải dành thời gian cần thiết để chỉ đạo xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của các địa phương”, Thủ tướng nói. Các địa phương phát huy tinh thần 4 tại chỗ, tinh thần tự lực tự cường, chủ động xử lý theo kinh nghiệm từ những đợt lây nhiễm trước.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh về sinh phẩm y tế, khẩu trang cần đẩy mạnh để không bị thiếu hàng hóa. Các lực lượng chức năng, nhất là ngành công an, quân đội và các lực lượng quản lý thị trường… tăng cường những biện pháp để bảo đảm an ninh trật tự, không để tình huống xấu xảy ra.

Các địa phương, ngành công thương, nhất là các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội, chuẩn bị hàng hóa cần thiết, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

“Tình hình nghiêm trọng nhưng chúng ta bình tĩnh, cương quyết, kịp thời, nhất định chúng ta sẽ thành công”, Thủ tướng nhấn mạnh, lưu ý tuyệt đối không được chủ quan. TPHCM và Hà Nội phải có biện pháp rất mạnh để xử lý kịp thời tình hình này.

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top