Thủ tướng khuyến khích ASEAN và Hàn Quốc đầu tư mạnh vào kết nối người dân, tạo thuận lợi về đi lại, du lịch, thúc đẩy lưu chuyển lao động có tay nghề cao giữa ASEAN và Hàn Quốc…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong Phiên họp thứ nhất - Ảnh: VGP |
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định Hàn Quốc sẽ tích cực phối hợp cùng ASEAN thúc đẩy kết nối ở khu vực. Về kết nối hạ tầng, Hàn Quốc sẽ đóng góp gia tăng gắn kết giữa khu vực hải đảo và khu vực lục địa ở Đông Á; khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào 19 dự án hạ tầng trọng điểm trong Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN 2025, đều là những lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh. Về kết nối số, Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh kết nối hạ tầng đô thị thông minh, chọn 2 thành phố Busan và Sejong là 2 đô thị thông minh thí điểm ở Hàn Quốc gắn kết với Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN); tăng cường chia sẻ với ASEAN thông tin dữ liệu vệ tinh của Hàn Quốc về theo dõi biến đổi khí hậu, tác động đối với môi trường ở châu Á. Về kết nối người dân, Hàn Quốc sẽ cải tiến hệ thống cấp thị thực tạo thuận lợi cho công dân các nước ASEAN tới Hàn Quốc, khuyến khích kết nối vận tải biển, hàng không giữa hai bên. Hàn Quốc cũng công bố các sáng kiến hỗ trợ đào tạo nghề cho 100 giáo viên và 400 người lao động cho ASEAN trong vòng 3 năm tới, hỗ trợ nâng cao năng lực và giải pháp công nghệ cho các nước ASEAN, tăng gấp đôi số lượng học bổng cho công dân ASEAN vào năm 2022.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu một số phương hướng đẩy mạnh hợp tác kết nối giữa Hàn Quốc và ASEAN, trong đó có kết nối và phát triển hạ tầng các cảng biển dọc tuyến vận tải biển chiến lược từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, nối Đông Nam Á với Đông Bắc Á; đề nghị Hàn Quốc tích cực giải ngân Quỹ hạ tầng toàn cầu hỗ trợ các dự án hạ tầng của ASEAN. Thủ tướng khẳng định với thế mạnh về công nghệ, nhất là công nghệ số, Hàn Quốc có điều kiện hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp ASEAN, nhất là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), thích ứng hiệu quả với Cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số, tiếp cận và sử dụng hiệu quả công nghệ mới. Thủ tướng cũng khuyến khích ASEAN và Hàn Quốc đầu tư mạnh vào kết nối người dân, tạo thuận lợi về đi lại, du lịch, thúc đẩy lưu chuyển lao động có tay nghề cao giữa ASEAN và Hàn Quốc…
Ảnh: VGP |
Trong Phiên Ăn trưa làm việc về “Thúc đẩy Hòa bình và Thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên”, các nhà lãnh đạo hoan nghênh những tiến triển tích cực mang tính lịch sử trong đối thoại vì hòa bình, phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, trong đó có các cuộc đối thoại cấp cao liên Triều và Mỹ-Triều trong năm qua. Các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc và cá nhân Tổng thống Moon Jae-in trong thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, khẳng định ASEAN sẵn sàng ủng hộ và đóng góp vào các nỗ lực chung hướng tới hòa bình, phi hạt nhân hóa bền vững trên Bán đảo Triều Tiên, trong đó có việc tạo điều kiện để các bên tăng cường đối thoại trong khuôn khổ các diễn đàn do ASEAN chủ trì.
Tổng thống Moon Jae-in ghi nhận và đánh giá cao lập trường tích cực, xây dựng và thiện chí của các nước ASEAN đóng góp cho đối thoại, hợp tác vì hòa bình, phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Tổng thống cũng chia sẻ mong muốn ASEAN và cộng đồng quốc tế ủng hộ tích cực sáng kiến của Hàn Quốc biến Khu phi quân sự hóa (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên thành Khu vực hòa bình quốc tế.
Trong phát biểu về chủ đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cùng với các nước ASEAN, Việt Nam ủng hộ các bên đối thoại giảm căng thẳng, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phi hạt nhân hóa, xây dựng Bán đảo Triều Tiên hòa bình, phát triển thịnh vượng.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.