Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2019 | 8:29

Cần bảo tồn nhà sàn của người đồng bào ở Tây Nguyên

Trong đời sống của đồng bào ở Tây Nguyên, ngôi nhà sàn là nơi che chở cho các gia đình và lan tỏa văn hóa của cộng đồng. Bởi vậy, việc bảo tồn, phục dựng những ngôi nhà sàn để góp phần bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống của Tây Nguyên.

Nếp nhà, trang phục, lễ hội là những yếu tố văn hóa truyền thống tộc người nhưng đáng tiếc là chúng đang dần bị mai một. Việc bảo tồn kiến trúc cổ, nhất là nhà ở của các dân tộc Tây Nguyên chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, việc phục dựng tại chỗ theo mô hình kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc thì không được triển khai. Người dân tự xây cất nhà của mình theo hướng “Kinh hóa”, “bê tông hóa”, “ngói hóa” và không theo kiểu quy hoạch, định hướng nào, dẫn đến nhiều buôn làng hiện nay không còn ngôi nhà cổ nào, nhất là ở những nơi tái định cư, khu kinh tế phát triển...
 
4-3.jpg
Các thợ đang phục dựng lại những ngôi nhà sàn

Nói đến người Êđê người ta phải nói đến nhà dài. Đây là công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng nhất của đồng bào. Trong xã hội Êđê cổ truyền, nhà dài là nơi cư trú của đại gia đình mẫu hệ. Khung nhà được làm bằng gỗ, sàn làm bằng ván gỗ hoặc tre nứa, vách bao quanh bằng tre nứa đập dập đan kết lại hoặc thưng bằng ván. Kích thước nhà dài phổ biến là xà ngang dài từ 3,2 - 3,4m, cột cao khoảng 3,6 - 4m, lòng nhà rộng từ 4,5 - 5,3m. Cửa ra vào và cầu thang lên xuống thường được làm bằng gỗ tốt, cầu thang thường có 7 bậc.

Những mô típ quen thuộc biểu hiện chế độ mẫu hệ và sự phồn thực được phô bày như bầu vú mẹ, nồi đồng tượng trưng cho sức sống, uy quyền của mẫu hệ; những hình ảnh biểu thị sự giàu có như sừng trâu, chiêng, ché, voi… Và để bảo tồn những nét đẹp văn hóa của ngôi nhà dài người Êđê, thì cần có bàn tay của những người thợ tâm huyết với nghề phục dựng nhà sàn.

 

7-3.jpg
Ông Khăm phết lào giới thiệu căn nhà đang làm

Đối với người Êđê, ngôi nhà dài theo nguyên gốc thì về kiến trúc, chất liệu, quy mô ngôi nhà dài đến vài chục mét và đặc biệt, trong nhà trưng bày nhiều hiện vật dân tộc học như ghế Kpan, cây nêu, ché rượu cần, không gian sinh hoạt cộng đồng. Và hiện nay, ở nhiều buôn làng họ vẫn cố gắng phục dựng lại những nét văn hóa cổ truyền của người dân tộc Êđê. Nếu không giữ gìn những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Êđê thì với xu hướng thay đổi trong tập quán cư trú, sản xuất như hiện nay, những giá trị kiến trúc truyền thống bị mai một là điều không tránh khỏi.

Ông Khăm Phết Lào, người dân buôn Kô Tam, xã Êa Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Bảo tồn những nét đẹp văn hóa luôn được ông quan tâm, nhất là những ngôi nhà dài - nét đẹp văn hóa người của buôn làng Tây Nguyên. Trong ngôi nhà dài thường có chiếc ghế K’pan là chiếc ghế dài. Nó được để về bên phía mặt trời lặn vì theo quan niệm của người Tây Nguyên, ghế K’pan thường để dùng trong các dịp lễ, đám để mọi người ngồi đánh và thường để về phía mặt trời lặn…

Còn chiếc xưn K’pan là ghế ngắn thì được đặt về phía mặt trời mọc có ý nghĩa thường để gia chủ nằm hoặc ngồi đón nhận những điều tốt đẹp từ phía mặt trời hy vọng cuộc sống có những tương lai rực rỡ đẹp như lúc buổi sáng… Chọn gỗ để làm ghế K’pan không đơn giản. Muốn lấy gỗ làm thì phải lên rừng chọn làm lễ cúng thần Rừng sau đó lấy rìu bập vào cây, hai ba ngày sau lên nếu thấy rìu còn dính trên cây thì mới được làm. Nếu rìu rơi xuống đất có nghĩa là thần chưa cho làm thì không được lấy gỗ về.

Vì vậy mà ghế K’pan và xưn K’pan rất thiêng… Từ xa xưa đến sau này, nhà sàn của người Tây Nguyên thường được làm bằng tranh tre nứa, lá, gỗ ván rất ấm cúng. Gỗ ngày xưa rất nhiều. Khi người ta đi ủi đường chỉ cần đi theo lượm gỗ là đủ làm.

11.jpg
12.jpg
Nhà sàn ở Tây Nguyên

Theo bà H’Lưu Niê, người dân ở buôn Kô Thông, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, bà đang tu sửa lại căn nhà sàn của mình mới hơn, chắc chắn hơn. Bởi bà muốn lưu giữ lại cho con cháu đời sau một ngôi nhà sàn để giữ được nét đẹp bản sắc văn hóa của người đồng bào mình.

“Bây giờ làm lại nhà sàn rất khó khăn vì khó tìm gỗ để thay thế. Mí phải chọn những cây gỗ cũ ở trong nhà sàn cũ còn tốt để dựng lại. Mong rằng nhà sẽ đẹp hơn vì đây là những thợ chuyên làm, lành nghề hơn. Bên UBND phường và khách du lịch cũng khuyên nên giữ lại cái nhà truyền thống này của dân tộc. Ở buôn K’Thông thì việc giữ lại những căn nhà sàn truyền thống là được đồng bào, chính quyền địa phương, khách du lịch đặc biệt quan tâm”, bà H’Lưu Niê nói.

Việc phục dựng nhà sàn của người Êđê để gìn giữ, bảo tồn một số loại hình kiến trúc cổ truyền là một đòi hỏi cấp thiết, cần có sự quan tâm của các cấp, ngành và của các nhà chuyên môn.

Thiết nghĩ, trong thời gian tới, các bảo tàng địa phương cần chú ý đến việc phục dựng những ngôi nhà dài ở các buôn làng Tây Nguyên để giới thiệu nét kiến trúc độc đáo của các dân tộc, các khu du lịch cần đầu tư xây dựng thêm những ngôi nhà sàn trong quần thể kiến trúc dân tộc.

Đặc biệt, cần khảo sát, quy hoạch, định hướng giúp dân tái dựng, phục hồi những ngôi nhà xưa bên cạnh những ngôi nhà hiện đại với vật liệu mới. Điều này vừa giúp cải thiện điều kiện sinh sống của người dân, cải tạo cảnh quan, môi trường, làm cho buôn làng ngày càng đẹp hơn vừa phát huy, tận dụng các sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên.

 

 

 

 

Quốc Hùng - Quốc Dũng
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top