Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 5 năm 2020 | 21:52

Cần sớm có giải pháp xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt ở vùng ven biển

Hệ lụy của ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư, phát triển du lịch, nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây tác hại khôn lường.

Bài toán xử lý nước thải, rác thải ở vùng ven biển
 
Theo tài liệu của Liên Hiệp quốc, dân số khu vực nông thôn Việt Nam chiếm 64,08%, tương đương hơn 62 triệu người. Tính trung bình, nước thải sinh hoạt phát sinh 100 lít/người/ngày, đêm; khối lượng nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn là hơn 6,2 triệu m3/ngày, đêm. Đến năm 2025, khối lượng nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn sẽ đạt tới 7,4 triệu m3/ngày, đêm.
 
r3.jpg
Bao tải đựng rác, lông gà, xác động vật... vứt ngổn ngang, đầy mùi hôi thối ở Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh).
 
Mặc dù nước thải sinh hoạt nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng chưa được xử lý theo quy định. Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đang được xả thẳng ra môi trường, đặc biệt ở các vùng ven biển. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các hộ dân, hộ sản xuất kinh doanh còn thấp; chưa đầu tư hệ thống xử lý môi trường chất thải, thải trực tiếp chưa qua xử lý nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
 
Ở Hà Tĩnh, vấn đề thu gom, xử lý rác thải, nước thải được quan tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhất là khi Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh triển khai thí điểm đề tài “Thu gom, xử lý nước thải tại hộ gia đình vùng nông thôn” nhằm đồng bộ hóa giữa quản lý và kỹ thuật, bước đầu đã có những kết quả khả quan ở một số địa phương. Đề tài khắc phục hạn chế về chi phí đầu tư cao; phương án thu gom xử lý nhỏ lẻ tại chỗ với công nghệ đơn giản, dễ áp dụng, chi phí thấp và phù hợp với khu vực nông thôn mà vẫn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, một số địa phương không áp dụng và chưa thật sự quan tâm. 
 
Từ nhiều năm nay, tại nhiều vùng ven biển của tỉnh Hà Tĩnh như Kỳ Xuân, Cẩm Nhượng, Thạch Kim, Cẩm Lĩnh..., rác thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất tẩy rửa… tràn lan trên bờ. Và hàng chục nghìn hộ dân sống tại các điểm này phải chịu cảnh sống chung với rác, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.
 
r5.JPGNước thải sinh hoạt xả trực tiếp xuống cống tại thôn Liên Thành, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh).

 

Xả nước sinh hoạt ra môi trường một cách “vô tội vạ” đã thành thói quen của người dân, nhưng vài năm nay ngày càng trở nên nghiêm trọng khi lượng nước xả thấm vào lòng đất đã quá tải.

Với 2.700 hộ và gần 11.000 nhân khẩu sinh sống trên diện tích chưa đầy 1km2, mỗi ngày các khu dân cư ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) thải ra biển hàng trăm mét khối nước thải sinh hoạt, cùng với đó là một lượng lớn nước thải của 05 kho đông lạnh, bến cá và nhiều cơ sở chế biến thủy - hải sản trong khu dân cư hàng ngày thu hút hàng trăm phương tiện đến giao dịch mua bán. Một điều tất yếu là nước thải cũng tăng lên cùng với những hoạt động giao thương nói trên khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.
 
r6.JPG
Nước thải sinh hoạt trên địa bàn chưa qua xử lý đều đổ trực tiếp ra cống 
 
Ở những “bài tập kết” bất đắc dĩ này, cùng với nước đọng đen đặc, đóng váng là vô số rác bao bì, nhựa, xốp, bao bóng nổi lềnh phềnh. Theo người dân, nguyên nhân là do nguồn nước thải sinh hoạt trên địa bàn chưa qua xử lý đều đổ trực tiếp ra cống rồi tràn ra kè biển.
 
Mặc dù người dân trên địa bàn đều ý thức được hậu quả từ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của mình, tuy nhiên, “nếu không xả thẳng ra môi trường thì chúng tôi biết xả vào đâu khi đất chật, người đông, không còn diện tích để xây dựng công trình xử lý nước thải”, chị Nguyễn Thị Oanh, người dân thôn Chùa, xã Cẩm Nhượng cho biết.
 
k1.jpg
 
Mặc dù đạt chuẩn NTM từ năm 2017, nhưng khó khăn nhất đối với xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là vấn đề nước thải từ công trình vệ sinh, hộ chăn nuôi được xả thẳng ra các trục đường làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường. 
 
r4.jpg
Trên tuyến đê kè khu vực biển Kỳ Xuân ngập đầy rác thải.
 
Biển Kỳ Xuân (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) trải dài gần 13km, nằm dựa lưng vào các ngọn núi nguyên sinh với những phiến đá nhấp nhô, điệp trùng đẹp như tranh vẽ. Thế nhưng, vì thiếu ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ công trình và thói quen sinh hoạt bừa bãi của người dân sống xung quanh nên tuyến đê kè khu vực này luôn ngập đầy rác thải.
 
r7.jpg
Nhà hàng "vô tư" xã nước thải trực tiếp không qua xử lý
 
Cần những giải pháp căn cơ, quyết liệt hơn
 
Giải thích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng rác thải, chất thải ô nhiễm từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) cho rằng, Kỳ Xuân là xã biển, đông dân cư, có nhiều cơ sở chế biển thủy sản, hộ sản xuất kinh doanh.
 
t7.jpg
Nước thải chăn nuôi xả ra môi trường tại thôn Trần Phú, xã Kỳ Xuân
Ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường cũng còn hạn chế, việc kiểm soát nước thải sinh hoạt, chăn nuôi xả ra môi trường đảm bảo tiêu chuẩn quy định đang vượt "quá tầm" của địa phương...
 
r9.jpg

Dòng nước đen chảy thẳng ra biển Kỳ Xuân

 
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) cho biết: “Ngoài mật độ dân số đông, Cẩm Nhượng cách biển Thiên Cầm không xa, tập trung khu vực dịch vụ, nhà hàng nhiều, vì vậy, lượng nước thải, rác thải xả ra rất lớn, gây ô nhiễm. Để khắc phục tình trạng này, những năm qua địa phương tập trung nguồn lực làm hệ thống giao thông gắn với làm đường và mương thoát nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhưng do tập quán lâu đời, ý thức bảo vệ môi trường của các hộ dân, hộ sản xuất kinh doanh tại địa phương còn thấp nên hiệu quả chưa cao. Việc xây dựng các công trình xử lý nước thải khu dân cư cũng rất khó khăn khi quỹ đất không còn”, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng trăn trở.
 
Hệ lụy của ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ gây hậu quả khôn lường.
 
r8.jpg
Cần có chế tài xử phạt đối với các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn xả nước thải trực tiếp ra môi trường.
Thiết nghĩ, giữ gìn môi trường sống trong lành, giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan nơi cửa biển thì chính quyền địa phương cần phải song hành hướng dẫn, nhắc nhở, chấn chỉnh hành vi vứt rác bừa bãi, đặc biệt là đối với các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn xả nước thải trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý, thậm chí nếu tái phạm thì cần xử phạt đủ sức răn đe.
 
h8.jpg

Cần những giải pháp mạnh mẽ được thực hiện cùng một lúc mới mong giải quyết triệt để tình trạng này.

Mặt khác, người dân sinh sống ở xung khu vực này cần nhận thức được hành vi, tập quán sinh hoạt xấu của mình để khắc phục, không nên chỉ giữ nhà sạch mà quên ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh. Có như thế, bài toán xử lý chất thải tại các xã vùng biển mới được thực hiện hiệu quả, đồng bộ.
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top