Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 11 tháng 6 năm 2022 | 22:51

Cần ứng xử có trách nhiệm với biển và đại dương

Tối 11/6, tại quảng trường Nghinh Phong (TP. Tuy Hòa, Phú Yên), Bộ TN-MT phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

img_5369.jpg
Các đại biểu đến tham dự Lễ mít tinh

Ngày Đại dương thế giới năm 2022 có chủ đề là “Hồi sinh: cùng hành động vì đại dương” thể hiện tầm quan trọng của các hoạt động phối hợp giữa các quốc gia và tổ chức giúp hồi sinh đại dương, phục hồi các hệ sinh thái biển bị suy thoái, bảo tồn tài nguyên và môi trường biển với mục tiêu phát triển bền vững. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm nay (từ ngày 1 đến ngày 8/6) có chủ đề “Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển” nhằm từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển bền vững kinh tế biển ở nước ta.

Việt Nam là quốc gia biển, có lịch sử, truyền thống, văn hóa và quá trình dựng nước, giữ nước gắn liền với biển. Chúng ta có bờ biển dài hơn 3.260 km từ Bắc xuống Nam, với hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia rộng khoảng 1 triệu km2, cả nước có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là không gian sinh tồn của người dân, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước.
 
Trong quá trình khai thác và sử dụng biển, chúng ta đang phải đối mặt với một số vấn đề như ô nhiễm môi trường biển, trong đó có rác thải nhựa đại dương; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng còn nhiều hạn chế; phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
 
Vì vậy, để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, chủ quyền biển và hải đảo; thời gian tới, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội cần đánh giá tổng quan, nhận diện cụ thể những thách thức chính về công tác bảo vệ chủ quyền, khai thác bền vững tài nguyên biển, hải đảo; tình hình ô nhiễm môi trường biển, hải đảo của mỗi địa phương, từ đó đề ra được chính sách ưu tiên nhằm giải quyết một cách tổng thể, hiệu quả những thách thức đó.
img_5400.jpg
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu.

Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, các cơ quan liên quan tiếp tục quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện các nội dung, tăng cường triển khai đồng bộ các khâu đột phá, giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và hải đảo; tạo sự đồng thuận, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Nhân dân, đồng bào ta ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế trong công cuộc bảo vệ biển, đảo và phát triển bền vững kinh tế biển…

img_5385.jpg
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà phát biểu.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cũng khẳng định tầm quan trọng của đại dương đối với cuộc sống con người. Đồng thời cho rằng “Mỗi hành động dù nhỏ nhất vì biển và đại dương của chúng ta hôm nay chính là bảo vệ, bảo tồn và phát triển tương lai bền vững cho các thế hệ mai sau”.

Bộ trưởng Bộ TN-MT đề nghị các ban, bộ, ngành và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, các tổ chức quốc tế thống nhất trong nhận thức và hành động để ứng xử một cách có trách nhiệm với biển và đại dương; thúc đẩy hơn nữa việc phát triển các cộng đồng văn minh sinh thái biển. Thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo, phát triển các ngành kinh tế biển nhằm thu hút mạnh hơn các nguồn lực đầu tư.
 
Các địa phương có biển cần phát triển các khu bảo tồn biển tại các đảo tiền tiêu, kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học biển và khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển; khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển, phục hồi các hệ sinh thái biển, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển. Xử lý tốt các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương từ đất liền, nhất là rác thải nhựa; tăng cường sức chống chịu và khả năng thích ứng với những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động hợp tác, quan hệ đối tác với các đối tác, tổ chức quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
img_5450.jpg
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên phát biểu tại buổi lễ.

Tại lễ mít tinh, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022, tỉnh Phú Yên cũng như các địa phương ven biển đã và đang từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế biển, hướng đến phát triển kinh tế biển xanh bền vững. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hơn nữa nhận thức và tầm quan trọng về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển, đảo và đại dương nói riêng cho mọi tầng lớp nhân dân. Biến nhận thức về bảo vệ môi trường và tấm lòng yêu biển, đảo thành ý thức tự giác và hành động cụ thể như làm vệ sinh, bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh hoặc đơn giản là không vứt thải rác nhựa xuống biển...

img_5464.jpg

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhận bảng tượng trưng 10.000 lá cờ Tổ quốc từ Báo Người Lao Động.

 

 

Được biết, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Phú Yên diễn ra chuỗi các hoạt động hưởng ứng như tổ chức hội thảo “Hợp tác công tư trong quản lý rác nhựa đại dương”; trồng rừng ngập mặn; trồng cây ven biển; triển lãm ảnh chủ đề về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học biển đảo, đại dương. Đặc biệt, ngày 12/6 sẽ tổ chức diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị PYTOPIA, (TP. Tuy Hòa) có sự tham gia thảo luận về các vấn đề: Xây dựng nội lực khoa học và công nghệ biển Việt Nam, Phát triển điện gió, Liên kết và tích hợp đa ngành để phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam... của các bộ ngành Trung ương, các địa phương, các cơ quan nghiên cứu, các công ty và tập đoàn.

20220611_171951.jpg

Chiều cùng ngày, các đại biểu tham gia trồng cây ven biển hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022.

 

 

Các hoạt động sẽ thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

 

 

 

Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top