Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 10 năm 2019 | 14:0

Cảnh báo vay tiền qua app điện thoại: Biến tướng của tín dụng đen

Thời gian gần đây, phương thức vay tiền trực tuyến thông qua ứng dụng (app) trên điện thoại có xu hướng phát triển mạnh.

Nhiều ứng dụng cho vay tiền với các cam kết hấp dẫn như vay nhanh, vay nhiều, lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, giải ngân nhanh, người vay chỉ cần xác minh thông tin online là có thể được đáp ứng ngay.

 

tr15.jpg
Cần tỉnh táo khi vay tiền qua ứng dụng điện thoại.

 

Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ, người vay dễ trở thành “con nợ” với lãi suất rất cao sau khi đã nhận được tiền chuyển vào tài khoản.

Cho vay trong vài giờ

Không khó để người tiêu dùng có thể tiếp cận các ứng dụng cho vay online. Chỉ cần vào CH Play hoặc Apple Store, bấm từ khóa “vay tiền online”, ngay lập tức, hiện ra hàng loạt các app cho vay như: Hot vay, Dễ vay, iDong, Vay vui vẻ, Vay hạnh phúc…. 

Sau khi cài đặt, để đăng nhập được vào ứng dụng, người vay phải cung cấp các thông tin như: số điện thoại, địa chỉ, chứng minh nhân dân và cho ứng dụng được phép truy cập danh bạ, vị trí, hình ảnh, trang cá nhân facebook, zalo trên điện thoại (tùy app). 

Để tạo lòng tin cho người vay tiền, ứng dụng hiện các thông báo sẽ bảo mật  thông tin của khách hàng, không sử dụng vào mục đích khác. Nếu hoàn thành các bước trên, ít phút sau sẽ có người gọi đến tự xưng là nhân viên bên cho vay để xác nhận thông tin. Khi người vay chấp nhận các yêu cầu và xác nhận vay tiền, chỉ vài giờ sau đó, tiền sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng, có vẻ như cực kỳ giản tiện và thuận lợi.

Đối tượng hay sử dụng dịch vụ vay tiền qua app chủ yếu là người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, lâm vào cảnh đường cùng..., sau khi đã quay vòng vay từ ngân hàng, quỹ tín dụng và thậm chí cả tín dụng đen.

Lãi cao, phát sinh nhiều khoản phí

Anh Nguyễn Văn T. ở phường Ngọc Thụy (Long Biên-Hà Nội) được duyệt vay qua mạng 3,2 triệu đồng, trả trong 15 ngày,  lãi suất 800.000 đồng/15 ngày.

Đến thời hạn, anh T. chưa có điều kiện trả, nên khất thêm khoảng 3 ngày. Ứng dụng đồng ý cho khất nợ nhưng tính lãi suất 100.000 đồng/ngày với lý do lãi suất cộng thêm phí phạt trả chậm.

Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn trả chậm, anh T. vẫn chưa có tiền để thanh toán. Ngay lập tức, điện thoại của anh T. nhận được nhiều tin nhắn đe dọa, yêu cầu anh phải thanh toán nếu không sẽ cho công ty đòi nợ đến nhà và đưa hình ảnh lên mạng.

Anh Trần Văn M. ở quận Đống Đa (Hà Nội) cần một khoản tiền để mua hàng kinh doanh nên quyết định vay tiền qua mạng. Tuy nhiên, số tiền mà anh M. nhận được chỉ bằng 70% số mà anh đăng ký thực vay. Số tiền còn lại, đơn vị cung cấp dịch vụ cho biết, đó là khoản phí mà anh phải trả cho hệ thống quản lý, mà thời gian được vay của anh cũng rất ngắn, chỉ khoảng 1- 2 tuần. Sau thời gian đó, nếu anh không trả đủ cả gốc lẫn lãi, sẽ bị phạt lên đến 300.000 đồng và cộng thêm khoản lãi rất cao.

Chị Lê Thị V. ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, do lần đầu vay tiền qua mạng nên tôi chỉ vay  1.000.000 đồng, tuy nhiên số tiền thực tế khi tôi nhận được chuyển vào tài khoản chỉ có 700.000 đồng.   300.000 đồng được bên cho vay giữ lại trừ trước tiền phí vay và lãi suất. Trong vòng 14 ngày, chị T. phải trả lại đủ 1 triệu đồng. Do vay và trả nợ đúng hạn nên chị được tăng hạn mức vay.

 

tr15a.jpg
Các bước lôi kéo khách hàng và cho vay qua app - Đồ họa  T.ĐẠT -TT.

 

Lần gần đây nhất, chị V. vay 5 triệu đồng, số tiền chị nhận được là 4,3 triệu đồng. Do chưa có tiền để thanh toán, chị V. đã phải nhận hàng chục cuộc gọi, tin nhắn trong ngày, thậm chí cả những lời đe dọa. Sau 3 tháng chậm trả, chị V. phải chịu thanh toán cả gốc lẫn lại và số tiền nộp phạt lên đến hơn 10 triệu đồng.

Chị V. cho biết thêm, nếu không có sự giúp đỡ của bè bạn và người thân thì không biết đến khi nào tôi mới trả nổi được số tiền vay qua app như thế này.

Hình thức vay tiền online đã có từ lâu, nhưng trong những năm gần đây hoạt động này mới phổ biến và nở rộ, ưu điểm là vay khá nhanh, chỉ khoảng vài tiếng, chậm nhất là 24 giờ. Tuy nhiên, đằng sau đó lại là những cái bẫy mà nếu không cảnh giác sẽ rất nguy hiểm.

Hầu hết, khi quảng cáo, báo lãi suất vừa phải, chỉ cao hơn các công ty tài chính và ngân hàng một chút. Nhưng khi khoản vay duyệt xong, sẽ tính lãi suất khác với đủ lý do như phí bổ sung, phí bảo hiểm... Thông thường, mức lãi suất các ứng dụng này đưa ra cuối cùng khoảng 400 - 700%/năm, tùy theo từng ứng dụng.

Cần khung hành lang pháp lý rõ ràng

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giảng viên Học viện Tài chính), cho vay tiền qua app là một dạng tín dụng đen bằng công nghệ và đang lách luật để hoạt động. Phương thức sử dụng công nghệ cao cho vay rất tinh vi. Người dân cũng tin vào việc cho vay để cung cấp hình ảnh, thông tin cá nhân đăng ký vay ở các app. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.

“Các app vay thường quảng cáo lãi suất thấp nhưng thực chất họ trừ số tiền phí lớn. Thực chất số tiền mà các app giữ lại chính là khoản tiền lãi. Về lâu dài, để quản lý hình thức cho vay này, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ. Cần có luật, cơ chế để phân loại hình thức vay nào có thể cho hoạt động, hình thức nào cần sự quản lý chặt. Trong đó, các hình thức cho vay có lãi suất đều phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước”, ông Thịnh nói.

Một cán bộ Công an TP. Hồ Chí Minh nhận định, vay tiền qua app có dấu hiệu là một dạng của tội phạm hoạt động tín dụng đen. Phương thức chung của hoạt động cho vay qua app là giao dịch ngầm, sự thỏa thuận giữa con nợ và chủ nợ không được chứng thực. Đa số các app có một “ông chủ” đứng  sau điều hành. Khi người vay chậm trả nợ hoặc mất khả năng thanh toán, các “ông chủ” này sẽ cho đòi nợ thông qua “lực lượng đòi nợ thuê”.

Vì thế, hoạt động cho vay qua app online cần những quy định rõ ràng của các cấp quản lý; bên cạnh đó, cần có chế tài xử lý với những app hoạt động trái với những quy định của pháp luật về việc vay nợ dân sự. Với mỗi cư dân mạng, cần tỉnh táo lựa chọn các hình thức vay tiền online, tránh mắc phải cạm bẫy do loại hình tín dụng đen mang lại.

Công an TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân khi phát hiện các vụ việc, băng nhóm nghi vấn liên quan hoạt động tín dụng đen cần báo cơ quan công an. Tuyệt đối không vay tiền theo thông tin quảng cáo của các đối tượng, tổ chức không rõ danh tính, địa chỉ…

Để đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này, theo thượng tá Danh Ngọc Thu, Trưởng Công an TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), biện pháp tiên quyết là đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh sa vào bẫy tín dụng đen. Một khi tiến hành giao dịch dân sự về tiền tệ thì phải nắm các quy định của pháp luật để tự bảo vệ mình.

Mặt khác, cần siết chặt công tác quản lý nhà nước về tiền tệ, có chính sách huy động vốn từ người dân; quản lý chặt chẽ các tổ chức tín dụng, cơ sở cầm đồ…

Đặc biệt là, phải tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ở các ngân hàng với lãi suất phù hợp, giúp họ tránh xa bẫy tín dụng đen hoạt động trái pháp luật và gây ra những hậu quả khó lường.

 

Phát triển cho vay online, cần quản lý tốt

Từ tháng 6/2019, Cơ quan dịch vụ tài chính Indonesia cho biết có 113 nền tảng cho vay trực tuyến đã được đăng ký, trong khi ước tính khoảng 1.000 nền tảng khác đang hoạt động bất hợp pháp tại nước này.

Theo tạp chí Nikkei Asian Review, chính quyền Indonesia cho biết hình thức cho vay trực tuyến phi pháp xuất phát từ Trung Quốc.

Để đối phó, Hiệp hội cho vay Fintech Indonesia đã thành lập vào tháng 10/2018. Tổ chức này giúp các bên tham gia thị trường dịch vụ cho vay online có những quy định, quy chuẩn cụ thể hơn để hoạt động.

Hiện nay, tại Mỹ, Anh và Nhật Bản đều có những doanh nghiệp cho vay trực tuyến nhưng hoạt động rất tích cực.

Theo một phân tích của Học viện Ngân hàng Phát triển châu Á, khung pháp lý được Chính phủ Anh lập ra hiện đang là mô hình thành công nhất để quản lý và phát triển mảng dịch vụ tín dụng này.


 

 

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top