Chiều 10/9, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc, Kiên Giang của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.
Bộ Chính trị đã có chủ trương nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang (Kết luận số 07-KL/TW ngày 11/6/2021). Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cơ quan, đơn vị liên quan, có văn bản lấy ý kiến các tổ chức, đoàn thể xã hội đại diện cho nhân dân Phú Quốc, các hiệp hội, các doanh nghiệp liên quan để xây dựng, ban hành Kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện vào thời điểm phù hợp; bảo đảm khả thi, đáp ứng yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch COVID-19, an ninh, an dân, trật tự an toàn xã hội và hạn chế tối đa các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao quy định, hướng dẫn cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19; ưu tiên phân bổ vaccine để kịp thời tổ chức tiêm cho nhân dân đang sống và lao động tại thành phố Phú Quốc, phù hợp với Kế hoạch và thời điểm thực hiện.
Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thực hiện Kế hoạch.
Trước đó, kế hoạch thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi tới các bộ, ngành liên quan để lấy ý kiến. Theo đó, Phú Quốc sẽ được thí điểm đón khách quốc tế trong thời gian 6 tháng, dự kiến từ tháng 10, nếu cần, sẽ điều chỉnh thời gian thực hiện hợp lý, tùy vào tình hình thực tế.
Đặc biệt, đối tượng được thực hiện thí điểm là khách du lịch quốc tế có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận, thời gian tiêm mũi 2 ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến lúc nhập cảnh. Có chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến ngày nhập cảnh không quá 12 tháng. Phải xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận (bằng tiếng Anh) với kết quả âm tính. Đã đăng ký tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành.
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan lựa chọn thị trường khách du lịch quốc tế từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong giai đoạn thí điểm (có tiềm năng, có độ an toàn cao về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại một số khu vực như: Đông Bắc Á, châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Đông, châu Úc...). Khách du lịch quốc tế nhập cảnh bằng đường hàng không, thông qua các chuyến bay thuê bao chuyến (charter flight) hoặc chuyến bay thương mại.
Dự thảo Kế hoạch cũng lưu ý, Kiên Giang cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, vật lực, trang thiết bị vật tư y tế, tăng cường năng lực và khả năng xét nghiệm, các phương án an toàn phòng chống dịch bệnh và xử lý sự cố tại địa phương.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.