Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 8 năm 2019 | 8:51

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7

Hôm nay (1/8), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ bàn về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2019.

cp.jpg

Chính phủ sẽ thảo luận tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP; việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 51/NQ-CP về cơ cấu lại NSNN, nợ công; phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai Luật lâm nghiệp và Chỉ thị số 13-CT/TW và Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn…

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2019 tăng 0,18% so với tháng trước, bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 2,61% so với cùng kỳ, là mức tăng bình quân 7 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá (9,4%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao 10,7%.

Vốn FDI thực hiện đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1%. Hơn 79.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Có 24,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng gần 30%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng tăng cao (11,6%), sức mua tiêu dùng tăng cao, lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào. Khách quốc tế tháng 7/2019 đã tăng trở lại, đạt hơn 1,3 triệu lượt, tính chung 7 tháng đạt 9,8 triệu lượt, tăng 7,9%.

Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 145 tỷ USD, tăng 7,5%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực FDI là 5,6%; tỷ trọng của khu vực trong nước có xu hướng tăng lên, chiếm 30,3% (cùng kỳ là 29%). Xuất siêu 1,8 tỷ USD.

Bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức như nắng nóng kéo dài gây hạn hán ở một số địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng lúa và trồng rừng tập trung, gây ra hàng loạt vụ cháy rừng ở khu vực bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế, lây lan trên diện rộng. Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm. Vốn đầu tư từ NSNN vẫn chưa cải thiện nhiều khi tiếp tục đạt mức tăng thấp. Thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Các thành viên Chính phủ sẽ phân tích tình hình, thảo luận và đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm “bứt phá” 2019.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top