Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 10 tháng 2 năm 2020 | 13:48

Chống dịch nCoV: Biểu dương sáng kiến của Lào Cai

Sáng 10/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, khu cách ly khi đón công dân Việt Nam từ vùng dịch về nước. Ảnh: VGP/Đình Nam

 

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã trao đổi các nội dung về: Bảo đảm các điều kiện đón công dân Việt Nam từ vùng dịch về nước; tổ chức công tác cách ly; bảo đảm vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch bệnh; triển khai sản xuất kit thử xét nghiệm; dự báo diễn biến tình hình dịch bệnh; lưu thông hàng hoá; nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng nCoV; đảm bảo an toàn dịch tễ tại những địa điểm tập trung đông người như danh thắng, cơ sở thờ tự...

Sau khi nghe ý kiến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá cao sáng kiến của Lào Cai trong việc tổ chức đội lái xe trung chuyển (bao gồm các lái xe được trang bị phương tiện bảo hộ chuyên dụng) để tổ chức đưa hàng hóa thông quan qua cửa khẩu và cho rằng đây là giải pháp các cửa khẩu đường bộ có thể vận dụng.

 

Thông quan nông sản tại Cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai

 

Qua kiểm tra công tác tổ chức cách ly y tế, ý kiến phản ánh của dư luận, các đại biểu cho biết đa số các địa phương đã thực hiện tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền tỉnh thành còn chủ quan, chỉ dựa vào văn bản của Trung ương rồi ban hành văn bản chỉ đạo cơ sở (xã, phường) thực hiện, thậm chí dư luận phản ánh có nơi còn “khoán trắng” cho cơ sở trong công tác tổ chức thực hiện việc cách ly tại cộng đồng,… Do vậy, bên cạnh công tác tuyên truyền, các ý kiến đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ chức thực hiện nghiêm công tác cách ly tại cơ sở theo đúng quy định.

Về công tác xét nghiệm phát hiện người mắc nCoV, Bộ Y tế cho biết hiện cả nước có khoảng 22 đơn vị đủ khả năng thực hiện xét nghiệm, nếu huy động thêm có thể lên tới 30 đơn vị; sinh phẩm xét nghiệm chúng ta cũng không thiếu,… Bộ Y tế đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm phát hiện dịch bệnh theo quy định.

Đồng thời Bộ cũng hoan nghênh và khuyến khích tất các các đơn vị khoa học, công nghệ tham gia sản xuất sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm. Bộ Y tế cũng đã tiến hành nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng chống dịch…

Thời gian qua, một số đơn vị khoa học trong nước tiến hành nghiên cứu sản xuất kit thử nhằm đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm phát hiện người bị nhiễm virus nCoV và đã đạt được những kết quả, về vấn đề này đề nghị Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp chặt chẽ với các nhóm nghiên cứu và các đơn vị liên quan đánh giá về mặt hiệu quả, an toàn sinh học,… trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho việc nghiên cứu, triển khai sản xuất kit thử xét nghiệm nCoV,…

 

Ảnh: VGP/Đình Nam

 

* Thông tin cập nhật từ Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh cho biết, trên thế giới đã có 40.554 người mắc nCoV, trong đó 910 người đã tử vong (908 người tử vong ở lục địa Trung Quốc, 1 người ở Philippines, 1 người ở Hồng Kông); số người nguy kịch hiện lên tới 6.484 người; số người hồi phục xuất viện là 3.281 người,…

Tại Việt Nam, hiện có 14 người dương tính với nCoV; 3 người đã điều trị khỏi và đã được xét nghiệm; tính đến 11 giờ ngày 9/2 số ca xét nghiệm âm tính là 745 trường hợp; số ca nghi ngờ đã được loại trừ là 687 trường hợp; 82 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng (do có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch), ngoài ra có 517 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm virus nCoV.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top