Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 5 năm 2021 | 16:5

Chủ quan, lơ là hay trông chờ, ỷ lại, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt

Nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch Covid-19. Cả hệ thống chính trị, các cơ quan, nhất là các địa phương, cần tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, không trông chờ, ỷ lại từ cấp trên...

01.jpg

Nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch Covid-19. Cả hệ thống chính trị, các cơ quan, nhất là các địa phương, cần tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, không trông chờ, ỷ lại từ cấp trên; nơi nào, cấp nào, cá nhân nào có tâm lý này phải chấm dứt ngay, không để tái diễn.

Thông điệp này được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo tại tất cả cuộc họp, làm việc trong những ngày vừa qua.

19 mặt hàng xuất khẩu vượt 1 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tiếp tục đứng đầu nhóm hàng công nghiệp chế biến khi đem về 18,4 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đại diện Bộ Công Thương, 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3%.

Đáng chú ý, tính đến hết tháng 4/2021, cả nước có 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD.

Những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, bao gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 18,4 tỷ USD, tăng 19,4%; điện tử, máy tính và linh kiện 15,9 tỷ USD, tăng 30,8%.

Ngoài ra, xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12 tỷ USD, tăng 76,9%; hàng dệt may 9,5 tỷ USD, tăng 9%; giày dép 6,4 tỷ USD, tăng 18,7%; gỗ và sản phẩm gỗ 5 tỷ USD, tăng 50,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng 3,5 tỷ USD, tăng 28%; sắt thép 2,7 tỷ USD, tăng 87,9%; thủy sản 2,4 tỷ USD, tăng 6,1%.

Xuất khẩu các mặt hàng may mặc, giày dép vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, song với nhiều giải pháp về sản xuất và thị trường nên 4 tháng qua đã phục hồi tốt.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 9,5 tỷ USD; giày dép các loại tăng 18,7%, đạt 6,39 tỷ USD; xơ, sợi dệt các loại tăng 43,4%, đạt 1,64 tỷ USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 14,1%, đạt 642 triệu USD…

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất - nhập khẩu (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp dệt may, da giày gặp khó khăn trong năm 2020 nhưng đến những tháng đầu năm 2021 đã có những thay đổi hết sức tích cực.

Điều này thể hiện qua kim ngạch của ngành da giày tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 2, thậm chí có doanh nghiệp có đơn hàng đến hết năm 2021.

“Đây là tín hiệu đáng mừng và thể hiện sự năng động của doanh nghiệp”, ông Trần Thanh Hải nói.

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng 24,2%

Bức tranh toàn cảnh 4 tháng đầu năm về xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản tiếp tục có nhiều điểm sáng. Trong tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu ước 32,07 tỷ USD, xuất khẩu đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 14,93 tỷ USD, tăng 48,7%; xuất siêu đạt 2,2 tỷ USD, giảm 41,1%...

 

033.jpg

Sơ chế đóng gói thanh long xuất khẩu tại Công ty TNHH Chế biến nông sản thực phẩm Cát Tường.   Ảnh: Minh Trí.

 

Tháng 4/2021, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt 4,45 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng 4/2020, giảm 13,3% so với tháng 3/2021; trong đó giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,53 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 1,29 tỷ USD, thủy sản đạt 650 triệu USD và chăn nuôi đạt 36 triệu USD.

Nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng mạnh, như: cao su tăng 79,6% về khối lượng và tăng 111,6% về giá trị; chè tăng 1,6% về khối lượng và tăng 7,9% về giá trị; sắn tăng 65,3% về khối lượng và  23,9% về giá trị. Cùng với đó, nhóm hàng rau quả tăng 9,5%, sản phẩm chăn nuôi tăng 37,4%, cá tra tăng 2,8%, tôm tăng 5,5%; sản phẩm gỗ tăng 71,4; mây, tre, cói thảm tăng 65,9%; quế tăng 28,1% về giá trị xuất khẩu.  

Xuất khẩu đồ gỗ tăng mạnh

Ngành hàng đồ gỗ trong 4 tháng đầu năm vẫn giữ được đà tăng trưởng, thậm chí còn mạnh hơn những năm trước, tăng 71,4% về giá trị, đạt kim ngạch 5,81 tỷ USD. Các khách hàng lớn nhất của gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của nước ta.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp gỗ đều có đơn hàng nhiều hơn hẳn so với thời điểm này năm ngoái. Do dịch bệnh Covid-19, người dân nhiều nước phải ở nhà làm việc qua mạng nên có nhu cầu cao về trang bị bàn, ghế, gường tủ mới... trong nhà nhằm tạo không gian đẹp hơn. Những yếu tố đó khiến cho nhu cầu đồ gỗ tăng cao ở nhiều thị trường.

Xuất khẩu rau quả đạt 1,35 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 4 năm 2021 ước đạt 380 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm nay đạt 1,35 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 4/2021 đạt 100 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 451,1 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc, Mỹ và Myanmar là 3 thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021.

So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2021 từ Trung Quốc tăng 59,6%, Mỹ giảm 5,9%, Myanmar tăng 35,1%. Những tháng đầu năm 2021, hoạt động trồng trọt diễn ra trong điều kiện thuận lợi so với cùng kỳ năm trước. Một số loại trái cây mùa hè bắt đầu cho thu hoạch rải rác như mận Sơn La, vải U Hồng, U Trứng Tây Nguyên… Trong tháng 4/2021, thị trường trái cây ít biến động hơn so với tháng trước. Giá nhiều loại trái cây ổn định ở khu vực phía Bắc, trong khi một số loại trái cây phía Nam tăng – giảm nhẹ do vào cuối vụ.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Việt Nam sẽ tiếp tục đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trong năm 2021.

Theo USDA, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới năm 2021 vẫn ở mức cao. Sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu dự kiến vào khoảng 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.

Một số thị trường dự kiến tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines (tăng 13%), Côte d’Ivoire (tăng 9,1%), Ghana (tăng 5,6%) và Liên minh châu Âu (EU) (tăng 2,1%).

Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm 2021 với 2,9 triệu tấn, đứng thứ hai là EU với 2,45 triệu tấn và thứ ba là Philippines với 2,2 triệu tấn. Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.

Phân tích về các nước xuất khẩu gạo, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo: Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020. Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,89 triệu tấn gạo. Do giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức cao, đạt trung bình 534 USD/ tấn, tăng 13,4% so với giá cùng kỳ năm ngoái nên tuy giảm 10,8% về lượng nhưng tổng doanh thu xuất khẩu vẫn đạt 1,01 tỷ USD, tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn.

Cần tận dụng cơ hội từ các FTA

Trong nhóm hàng “tỷ đô”, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, xuất khẩu thủy sản trong quý II/2021 sẽ tiếp đà tăng trưởng 10% và đạt khoảng 2,1 tỷ USD. Australia, Canada, Anh, Nga sẽ tiếp tục là những điểm sáng mới trong bức tranh xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm vì nhu cầu đang gia tăng và không gặp bất ổn hay rào cản thị trường.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, trong đó tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản nhằm thâm nhập các thị trường mới; tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời; củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu.

Tuy nhiên, cơ quan này vẫn nhìn nhận, hoạt động xuất nhập khẩu từ nay đến cuối năm 2021 vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản như: Vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn; chuỗi cung ứng bị gián đoạn; nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều; chi phí logistics, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao; các thị trường xuất khẩu nông, thủy sản liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm…

“Cùng với những giải pháp của Bộ Công Thương, doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn, chủ động chuyển hướng để nắm bắt cơ hội từ bối cảnh mới”, Thứ trưởng nói.

Ưu tiên cao nhất cho nhiệm vụ quan trọng nhất, tuyệt đối không chủ quan, không trông chờ, ỷ lại

Tại các buổi làm việc trong những ngày qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu báo cáo hết sức kỹ lưỡng về tất cả các vấn đề liên quan tới công tác chuẩn bị, xây dựng các kịch bản ứng phó, việc triển khai trong thực tế các giải pháp đã đề ra ứng phó với dịch Covid-19. Đặc biệt, Thủ tướng tìm hiểu rất chi tiết về các địa bàn xung yếu nhất, những điểm còn sơ hở ở tất cả các khâu, tạo kẽ hở cho dịch bệnh có thể xâm nhập và bùng phát.

 

03.jpg

Quận Sơn Trà (Đà Nẵng) huy động toàn lực xét nghiệm truy vết các ca F1 liên quan đến ca bệnh tại KCN.  Ảnh: Lưu Hương.

 

Qua các cuộc làm việc, kiểm tra và trực tiếp điện thoại, Thủ tướng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo nhiều địa phương, lực lượng, “1h sáng vẫn sẵn sàng nhận chỉ đạo”. Nhưng bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu rõ, còn nhiều vấn đề nổi lên cần tiếp tục được xử lý theo tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa; tích cực, tích cực hơn nữa; quyết liệt, quyết liệt hơn nữa; hiệu quả, hiệu quả hơn nữa; thành công, thành công hơn nữa”.

Trong đó, Thủ tướng đặc biệt lưu ý các địa phương, các lực lượng cần tuyệt đối tránh hai trạng thái: Một là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; hai là trông chờ, ỷ lại. Nơi nào, cấp nào có tâm lý này phải chấm dứt, chấn chỉnh ngay và tuyệt đối không để tái diễn.

Thực tế cho thấy, vẫn có nơi, có lúc các địa phương, các lực lượng, kể cả người đứng đầu, còn lơ là, chủ quan, chuẩn bị không kỹ lưỡng, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm không rõ ràng; vì thế, đến khi có dịch lại lúng túng, hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh, áp dụng các biện pháp cực đoan làm cho nhân dân hoang mang, sản xuất kinh doanh trì trệ.

Một số nơi vẫn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, vào các bộ, ngành Trung ương, ngay từ khâu chuẩn bị cơ sở cách ly, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm, tổ chức cơ sở điều trị… Điều này trái với chỉ đạo của Thủ tướng là nêu cao tinh thần chủ động, phát huy tính tự lực, tự cường, tự lo và tự chịu trách nhiệm. “Tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo huyện, xã lo xã, thôn lo cho thôn và từng người phải tự lo cho chính mình”, tuyệt đối không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, chi viện của Trung ương. Cấp trên tăng cường kiểm tra, giám sát cấp dưới, cấp dưới nếu có khó khăn phải kịp thời báo cáo cấp trên xem xét, giải quyết.

Qua kiểm tra thực tế, Thủ tướng nhắc nhở các địa phương nhiều vấn đề hết sức cụ thể, chẳng hạn, nhiều địa phương vẫn có tâm lý trông chờ vào việc hỗ trợ xét nghiệm của Viện Pasteur. Bên cạnh việc phải thực hiện nghiêm “5K+vaccine”, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, các lực lượng cần thực hiện hết sức nghiêm túc chủ trương: Không chủ quan, lơ là; không trông chờ, ỷ lại, chủ động tấn công dịch, dập dịch.

Tình thế ”nước sôi lửa bỏng”, dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Cần ưu tiên cao nhất cho nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phòng chống Covid-19, trước mắt phải bảo đảm an toàn, tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2025, đồng thời triển khai đồng bộ, hiệu quả các công việc thường xuyên, không để đình trệ sản xuất kinh doanh, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội.

 

Chuyển trạng thái phòng, chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công

 

Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta phải có cách tiếp cận mới, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới, “chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, song phải hài hòa giữa phòng ngự và tấn công, bảo đảm hiệu quả cao nhất”.

Thủ tướng yêu cầu, thời gian tới, tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo, nhắc nhở của Chủ tịch nước, chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống Covid-19. Thủ tướng cho rằng, phải chống 2 khuynh hướng, một là, lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và hai là, hoảng sợ, hoang mang, dao động, hoặc cực đoan. Vì vậy, phải tỉnh táo, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, xử lý tình huống dựa trên thực tiễn.

Đẩy mạnh sử dụng công nghệ tiên tiến, các biện pháp mạnh; nhập vaccine và tiêm vaccine trên diện rộng, trong đó, ưu tiên các đối tượng tuyến đầu, có nguy cơ lây nhiễm cao. 

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về dịch, nguy cơ lây nhiễm (như có nguy cơ, nguy cơ cao, thấp…) trong cộng đồng, đề xuất, hướng dẫn các giải pháp cụ thể và thiết kế các công cụ giám sát, kiểm tra. Từ đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, quyền hạn, tình hình cụ thể, từ các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ Y tế, chủ động quyết định các biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả. Tăng cường phân cấp, phân quyền từ Trung ương tới địa phương trong công tác phòng chống dịch song phải làm việc trên tinh thần “đúng vai, thuộc bài” và “Chính phủ không làm thay cho tỉnh, cho huyện, cho xã”.

Đúc rút kinh nghiệm hay và bài học quý qua các đợt chống dịch vừa qua để kế thừa, phát huy những việc tốt, những việc gì đã làm được nhưng phải đổi mới cho phù hợp với tình hình mới về công tác phòng chống dịch.

Thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, nhất là “5K+ vaccine” của Bộ Y tế. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải quyết liệt trong thực hiện cũng như trong giám sát thực hiện nhiệm vụ này.

Chính phủ kêu gọi toàn thể nhân dân trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài vì lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng và của quốc gia, dân tộc, tự giác thực hiện nghiêm các quy định của các cấp có thẩm quyền về phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch Covid-19. Cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch.

 


 

 


 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top