Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 5 năm 2017 | 2:35

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ATK Thái Nguyên

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về ATK Định Hóa (Thái Nguyên) cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (20/5/1947 - 20/5/2017) và kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017),  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên chỉ đạo Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức triển lãm với chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ATK Thái Nguyên đến Phủ Chủ tịch Hà Nội (1947-1969)”.

Ngày 01/01/1964, lần cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện, căn dặn cán bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Không chỉ giàu truyền thống cách mạng, Thái Nguyên còn là cửa ngõ của vùng Việt Bắc với vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống  Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1954, Thái Nguyên vinh dự được Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm an toàn khu Trung ương - Thủ đô kháng chiến của cả nước.

Thái Nguyên - vùng đất địa linh nhân kiệt có địa thế chiến lược hiểm yếu “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” đã góp phần to lớn vào chiến thắng trong cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc. Sau một thời gian dài hoạt động ở nhiều nước, đầu năm 1940, Nguyễn Ái Quốc đến Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc); đến tháng 8 cùng năm, Người trở lại Quế Lâm cùng với một số cán bộ, chuẩn bị điều kiện và chờ cơ hội trở về Tổ quốc.

Tại đây, với tầm nhìn chiến lược, Người nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”.

Như vậy, ngay từ khi còn ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có sự quan tâm đặc biệt đến phong trào cách mạng ở Thái Nguyên, thấy rõ vị trí chiến lược của vùng đất Thái Nguyên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Thời kỳ tiền khởi nghĩa khi Bác về Pác Bó đã có ý định phát triển cơ sở xuống Thái Nguyên, vì Thái Nguyên là một địa bàn quan trọng “tiến có thể đánh, lui có thể giữ” và nhân dân ở đây có truyền thống cách mạng...”.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ rời Thủ đô Hà Nội chuyển lên căn cứ Việt Bắc. Trên đường di chuyển lên ATK, sáng 04/3/1947, Người cùng các đồng chí giúp việc di chuyển đến Sơn Tây, qua bến đò Trung Hà sang đất Phú Thọ. Từ ngày 2/4/1947, Bác Hồ ở tại làng Sảo (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Ngày 20/5/1947, Người đến ở và làm việc tại đồi Khau Tý, thôn Điềm Mặc (nay là xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá), đây là sự kiện lịch sử quan trọng ghi dấu mốc thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh về ATK Thái Nguyên để lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.

Tại ATK Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã đặt đại bản doanh để lãnh đạo cuộc kháng chiến; nhiều cơ quan Trung ương, bộ, ngành đã được khai sinh và đặt trụ sở làm việc; nhiều quyết định quan trọng liên quan đến vận mệnh dân tộc đã ra đời tại đây. Sự hình thành ATK Trung ương trên địa bàn huyện Định Hóa là bước chuẩn bị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Ngày 08/10/2015, đồng chí Trần Quốc Tỏ, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy (nay là Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên) trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuât sắc trong đợt phát động sáng tác quảng bá các tác văn học nghệ thuật , báo chí về chủ đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Đó là nơi Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch hoạt động chỉ đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là ngày 06/12/1953, tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, ATK Định Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ quyết định lịch sử này, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, cam kết công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; rút hết quân viễn chinh khỏi Đông Dương. Với ý nghĩa lịch sử quan trọng đó, ATK Định Hóa đã được công nhận là Di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia.

Triển lãm với chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ATK Thái Nguyên đến Phủ Chủ tịch Hà Nội (1947-1969)” được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên, khai mạc vào sáng 17/5/2017 và kết thúc ngày 25/5/2017, dự kiến có 185 bức ảnh tư liệu và 29 tài liệu, hiện vật gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người ở và làm việc tại ATK Thái Nguyên sẽ được trưng bày phục vụ nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh tới thăm.

Triển lãm giới thiệu những hình ảnh, tư liệu lịch sử về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ trong những ngày tháng ở và làm việc tại ATK Thái Nguyên. Đặc biệt, có sự giúp đỡ của Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), đây là lần đầu tiên triển lãm giới thiệu một số tư liệu quý tái hiện hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch giai đoạn 1954 - 1969 và những tình cảm của Bác dành cho Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Triển lãm sẽ trưng bày những hình ảnh nổi bật về thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp hiện đại của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch, dịch vụ, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thành tích quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh.

Triển lãm sẽ trưng bày ảnh về 10 sự kiện và thành tựu nổi bật của tỉnh Thái Nguyên. Thông qua triển lãm sẽ nâng cao việc giáo dục truyền thống lịch sử là quê hương cách mạng - nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú; sẵn có truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tích trong thời kỳ xây dựng đất nước, khẳng định vai trò, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội để Thái Nguyên “trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta” như Bác Hồ căn dặn khi Người về thăm và nói chuyện với nhân dân Thái Nguyên lần cuối cùng ngày 01/01/1964.

Nhân dịp này, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trao tặng sách, tạp chí viết về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là cuốn “Sửa đổi lối làm việc” do Bác Hồ viết tại ATK Định Hóa năm 1947, được in để tuyên truyền trong lễ khai mạc triển lãm, tặng sách cho các đơn vị, trường học như: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Trường PT Vùng cao Việt Bắc,... nhằm tuyên truyền tới đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là học sinh, cán bộ và đồng bào các dân tộc vùng cao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Kết thúc thời gian triển lãm, Khu di tích Phủ Chủ tịch chuyển giao toàn bộ số ảnh tư liệu trên cho Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên để tiếp tục tuyên truyền đến các địa phương, trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Lương Duyên

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Thường trực Tỉnh Hội, Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vừa trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk 180ml cho 35 cháu học sinh điểm trường thôn Tà Vay thuộc trường mầm non Đăk Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.

Top