Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2018. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị.
Năm 2017, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua 20 dự án luật, nghị quyết. Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp hữu hiệu, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan ngang bộ trong công tác xây dựng pháp luật, nhờ đó, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Đặc biệt, không còn văn bản nợ đọng thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chất lượng, tiến độ thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được cải thiện.
Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có nhiều điểm sáng, phản ứng kịp thời, sát với thực tiễn hơn; chú trọng khâu xử lý văn bản trái pháp luật; đã phát hiện nhiều văn bản có dấu hiệu trái nội dung, thẩm quyền; kịp thời đề xuất, kiến nghị xử lý, được dư luận xã hội hoan nghênh. Đặc biệt, lần đầu tiên Chính phủ đã phê duyệt, thông qua kết quả pháp điển chủ đề Đất đai và 35 đề mục trong Bộ pháp điển và chính thức đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển để các cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng...
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết: Năm tới, ngành Tư pháp đề ra 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung tham mưu cho Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, 2019. Đồng thời thực hiện tốt công tác thẩm định xây dựng văn bản, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương.
“Đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua, gắn với triển khai hiệu quả Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, Đề án đổi mới công tác tổ chức thi hành pháp luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành; Chủ động phản ứng chính sách pháp luật, phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, khắc phục cơ bản tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết. Đồng thời từng bước giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài; thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của Tòa án đối với các vụ án hành chính còn tồn đọng” - ông Phan Chí Hiếu cho biết thêm.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, ngành Tư pháp tiếp tục chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là về xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đồng thời, ngành cần làm tốt công tác tham mưu với Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp.
Chủ tịch nước cũng đề nghị Ngành cần chú trọng triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong toàn hệ thống thi hành án dân sự, tiếp tục thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu thi hành án dân sự. Cùng với đó cần tăng cường công tác theo dõi thi hành án hành chính; xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm số lượng án tồn đọng, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng. Qua đó, củng cố niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật và cơ quan tư pháp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.