Sáng nay, lễ đón chính thức Tổng thống Nhà nước Israel và Phu nhân được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Nhà nước Israel Reuven Ruvi Rivlin và phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 19 đến 25/3/2017.
Sáng nay, lễ đón chính thức Tổng thống Nhà nước Israel và Phu nhân được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội đàm với Tổng thống Reuven Ruvi Rivlin.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Israel Reuven Ruvi Rivlin duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Nhà nước Israel Reuven Ruvi Rivlin và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Trong tiếng nhạc chào mừng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mời Tổng thống Reuven Ruvi Rivlin bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước.
Tiếp đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mời Tổng thống Israel Reuven Ruvi Rivlin duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1993, Việt Nam và Nhà nướcIsrael đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Hai bên duy trì trao đổi đoàn các cấp, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Israel Shimon Peres tháng 11/2011 và chuyến thăm chính thức Israel của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải năm 2015. Việt Nam và Israel đã ký nhiều thỏa thuận, trong đó có Hiệp định khung hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp và thương mại (1996); Hiệp định hợp tác văn hóa - thông tin (2005); Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (2015)...
Về quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, Việt Nam và Israel đã có những bước phát triển ấn tượng, với kim ngạch thương mại song phương tăng vượt bậc từ 222 triệu USD năm 2010 lên hơn 1,2 tỷ USD năm 2016, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Israel chủ yếu là điện thoại và linh kiện các loại, giày dép, cà phê, hạt điều, hàng dệt may, thủy sản và nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghệ cao, phân bón...
Tính đến tháng 1/2017, Israel có 25 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 46 triệu USD, xếp thứ 56 trong số 116 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Israel đã chính thức công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Hai nước đang tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA).
Đặc biệt, hợp tác khoa học - công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao giữa hai nước được phát triển ở nhiều địa phương. Israel đã hỗ trợ triển khai nhiều dự án nhằm chuyển giao công nghệ chăn nuôi, trồng trọt, tưới tiêu tiên tiến tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển chăn nuôi, nghiên cứu nâng cao sản lượng cây ăn quả, tiết kiệm nước tưới, trồng trong nhà kính...
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Nhà nước Israel Reuven Ruvi Rivlin nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực thương mại - đầu tư, nông nghiệp…, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Kết quả chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam với Israel, đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước bước sang trang mới, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.