Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi, động viên đến toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương, chia sẻ với những khó khăn đã, đang và sẽ còn tiếp diễn.
Kể từ ngày 19/7, tỉnh áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn tỉnh, yêu cầu mọi người dân không ra khỏi nhà sau 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
Sau khi nghe các bộ, ngành phát biểu, tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi, động viên đến toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương, chia sẻ với những khó khăn đã, đang và sẽ còn tiếp diễn.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Bình Dương là có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa của nền kinh tế Việt Nam, là tỉnh có mật độ dân cư đông, nhiều doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, là nơi giao thương của Đông Nam Bộ và TPHCM, do đó việc phòng, chống dịch gặp không ít khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi tỉnh phải có những biện pháp hiệu quả, thực hiện mục tiêu kép nhưng trên hết và trước hết là bảo vệ sức khỏe người dân, hạn chế tốc độ lây nhiễm và đặc biệt là nêu cao tinh thần trách nhiệm, hạn chế đến mức thấp nhất số ca tử vong.
“Với mật độ dân cư đông, nhu cầu đi lại nhiều, Bình Dương là tỉnh rất dễ lây nhiễm và bùng phát mạnh. Cho nên tôi đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế là nghiên cứu áp dụng các chính sách hiệu quả mà TPHCM đang thực hiện, nhằm giảm tải, không phá vỡ hệ thống y tế. Qua theo dõi những ngày qua có gần 7.000 ca nhiễm, trong đó có trên 1.000 ca ở khu vực không phong tỏa. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, dịch sẽ bùng phát quy mô lớn, tốc độ cao. Chỉ 20% có triệu chứng nặng, nhưng ở đó chỉ 5% chuyển biến cực nhanh nguy hiểm đến tính mạng. Bảo vệ tính mạng là yêu cầu quan trọng nhất. Chúng ta phải thực hiện giãn cách một cách nghiêm ngặt toàn tỉnh Bình Dương”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Cho rằng Bình Dương vẫn còn "thời gian vàng", Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh cần siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, nhất là khi một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó hạn chế ca nhiễm và không dẫn đến quá tải các bệnh viện.
Hoan nghênh tỉnh đang thực phong tỏa hiệu quả, Chủ tịch nước lưu ý, khi thực hiện phong tỏa và giãn cách xã hội, tỉnh không được để người dân thiếu đói, ốm đau không có người chăm sóc; huy động cao nhất các nguồn lực từ Nhà nước, địa phương và các nhà hảo tâm để chung tay hỗ trợ các vùng khó khăn.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh phải đặt ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe của người lao động, an toàn thì sản xuất, chưa an toàn thì tạm thời dừng hoạt động.
Cùng với việc nhanh chóng triển khai, đưa các bệnh viện dã chiến vào hoạt động, Chủ tịch nước tán thành với đề nghị của ngành y tế về việc Bình Dương cần huy động bệnh viện tư, các y bác sĩ đã nghỉ hưu cùng tham gia chống dịch. Cùng với đó là tăng cường sàng lọc xét nghiệm, mở rộng thu dung điều trị, đẩy mạnh tiêm vaccine. Đặc biệt là thực hiện “3 tầng, 5 lớp” để phân loại, giảm tải cho hệ thống y tế. Những ca nặng phải được cấp cứu kịp thời hơn, nên không để thiếu máy thở và oxy; không được để F0 đến bệnh viện mà không nhận, gọi điện thoại không trả lời.
Cùng với phát huy phương châm 4 tại chỗ, Bình Dương cần nghiên cứu phương châm 5 tại chỗ của TPHCM; đẩy mạnh tuyên truyền đúng, đủ, dễ hiểu để người dân thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, ở nhà là yêu nước, từ đó giữ và mở rộng “vùng xanh” và thu hẹp “vùng đỏ”.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và cả nước luôn đồng thành cùng TPHCM, Bình Dương và các tỉnh phía nam phòng chống COVID-19.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Bệnh viện dã chiến tỉnh Bình Dương - Ảnh: VGP
Trước đó trong sáng nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm làm việc tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố phòng chống dịch, đồng thời tặng 3 tỷ đồng và một số vật tư y tế huy động từ các nhà hảo tâm.
Chủ tịch nước cũng thăm Bệnh viện dã chiến tỉnh Bình Dương - Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 Thuận Hòa, động viên các y, bác sĩ trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.