Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 9 năm 2022 | 12:20

Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng bí thư Lê Hồng Phong

Ngày 6/9, tại Khu lưu niệm Lê Hồng Phong (xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Tổng bí thư Lê Hồng Phong (6/9/1902 - 6/9/2022).

Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống yêu nước, với nhiều sĩ phu nổi tiếng, tận mắt chứng kiến cảnh đất nước lầm than, nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, Lê Hồng Phong đã sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước và ý chí làm cách mạng.

 

z3699854924202_ed417adb7fbbbf08b8bad94e5bf26c58.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương về dự lễ.

Cuối năm 1923, đồng chí Lê Hồng Phong bí mật sang Xiêm (Thái Lan) gặp các nhà yêu nước Việt Nam. Năm 1924, sang Quảng Châu (Trung Quốc) gia nhập nhóm Tâm Tâm xã và sau đó gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được Người giác ngộ cách mạng.

 

z3699854922710_ddb695513140f976e36a3b2725f25832.jpg
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, Quân khu 4, tỉnh Nghệ An và các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Đắk Lắk, đại diện dòng họ, thân nhân Tổng bí thư Lê Hồng Phong tham dự lễ kỷ niệm.

Tháng 11/1931, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong được phân công trở về nước lãnh đạo việc khôi phục, phát triển tổ chức Đảng, đưa cách mạng Đông Dương vượt qua giai đoạn khó khăn.

 

z3699854949597_199cfd4e93c8709d5e96abf7f0a887c1.jpg
Trước khi diễn ra Lễ kỷ niệm, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, Quân khu 4, tỉnh Nghệ An và đại diện dòng họ Lê đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm đồng chí Tổng bí thư Lê Hồng Phong.

Đầu năm 1932, đồng chí Lê Hồng Phong kết nối liên lạc với các đồng chí Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Chi tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) và xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng. Tháng 6/1932, Lê Hồng Phong bàn bạc với các đồng chí lãnh đạo của Đảng cho công bố bản Chương trình hành động của Đảng do Đồng chí tham gia khởi thảo và được Quốc tế Cộng sản thông qua.

Tháng 3/1934, đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài (còn gọi là Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng), chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Đại hội lần thứ I của Đảng.

 

z3699854938225_f8a36b0dad811f03a51082b53bd21657.jpg
Đồng chí Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An trình bày diễn văn tại lễ kỷ niệm.

Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt lần thứ nhất tại Chợ Lớn, kết án 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc. Ngày 23/12/1939, chúng đưa Đồng chí về quản thúc tại quê nhà Nghệ An. Ngày 20/01/1940, đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, giam tại Khám Lớn, Sài Gòn; cuối năm 1940, chúng đày đồng chí ra Côn Đảo. Tại đây, biết Lê Hồng Phong là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, thực dân Pháp tìm mọi cách tra tấn, hành hạ. Trước sự độc ác, dã man của kẻ thù, đồng chí vẫn nêu cao chí khí cách mạng, tích cực vận động và chỉ đạo anh em tù đấu tranh chống địch đánh đập, chống lại những luật lệ hà khắc của nhà tù. Sức khỏe suy kiệt dần vì đòn thù và bệnh tật, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 6/9/1942.

 

z3699854919506_ef14d8fda8f5fdfa8c50023b16ddcc25.jpg
Chương trình nghệ thuật tại lễ kỷ niệm.

Trước khi hy sinh, đồng chí nhắn lại: “Nhờ các đồng chí báo cáo với Đảng rằng, tới phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng”. Tấm gương hy sinh bất khuất của đồng chí Lê Hồng Phong đã truyền thêm niềm tin mãnh liệt, ý chí kiên cường cho đồng chí, đồng đội tiếp tục đấu tranh cho đến ngày cách mạng toàn thắng.

 

z3699436314428_760047050ee14220c0847442f3250be1.jpg

 

Khu lưu niệm Tổng bí thư Lê Hồng Phong trở thành địa chỉ đỏ quan trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân hôm nay và mai sau. Nhiều ngôi trường, tuyến phố trang trọng ở tỉnh Nghệ An và các địa phương trong cả nước đã vinh dự được mang tên đồng chí Lê Hồng Phong, nhắc nhở mỗi người ngày ngày thêm nỗ lực học tập, lao động xứng đáng hơn với tấm gương, công lao của đồng chí.

 

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top