Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 6 năm 2018 | 15:16

Chủ tịch nước hội kiến Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản

Tiếp tục chuyến thăm Nhật Bản, sáng 1/6, tại trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng về sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất của quan hệ Việt Nam và Nhật Bản sau 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như những tiến triển tích cực trong những năm gần đây của quan hệ giao lưu, hợp tác quốc hội hai nước, trong đó có hợp tác trên các diễn đàn đa phương và giao lưu nghị sĩ trẻ, nghị sĩ nữ.

 Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản, coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; mong muốn tăng cường, phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn nữa, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Hạ viện Nhật Bản tiếp tục quan tâm thúc đẩy giao lưu và tiếp xúc cấp cao và các cấp, các ngành, địa phương hai nước; phối hợp với Quốc hội Việt Nam phát huy và tăng cường hơn nữa vai trò đối với sự phát triển quan hệ hai nước, đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp, phát huy vai trò giám sát; nhất trí phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU); ủng hộ việc Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội chuyển đổi cơ cấu thông qua nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).

 Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima bày tỏ vui mừng được đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản vào đúng dịp hai nước đang tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản bày tỏ vui mừng trước những phát triển vượt bậc và thực chất của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Nhật Bản - Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là những chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước trong năm 2017; chia sẻ ấn tượng sâu sắc về sự phát triển tích cực của Việt Nam mà ông cảm nhận được trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 5/2017.

 Chủ tịch Hạ viện Tadamori Oshima khẳng định Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản sẵn sàng thúc đẩy giao lưu nghị sĩ Quốc hội hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực.  Với tư cách là cơ quan tư pháp, Hạ viện Nhật Bản và cá nhân Chủ tịch Tadamori Oshima sẽ cố gắng hết sức trong việc vun đắp cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

 Chủ tịch Hạ viện Tadamori Oshima nhất trí cần tiếp tục duy trì trao đổi đoàn các cấp, trong đó có giao lưu hữu nghị giữa quốc hội hai nước, đặc biệt là nghị sĩ trẻ trong thời gian tới, coi đây là cơ sở duy trì tin cậy chính trị, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh.

*Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã tiếp Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), ông Shinichi Kitaoka.

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Nhật Bản đã hỗ trợ viện trợ phát triển cho Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội trong suốt hàng chục năm qua; trong đó đánh giá cao vai trò của JICA.

  Chủ tịch nước cho biết Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch nước đề nghị JICA tăng cường phối hợp và hợp tác để Nhật Bản tiếp tục dành viện trợ phát triển ở mức cao cho Việt Nam, tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, trọng điểm quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực; giúp Việt Nam triển khai các ngành được lựa chọn trong Chiến lược công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản; hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thực hiện dự án “Cải cách tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược”; quan tâm đến các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp sạch, công nghệ cao; tiếp tục hợp tác giúp Việt Nam nghiên cứu các giải pháp lâu dài ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Chủ tịch JICA Shinichi Kitaoka Kitaoka bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ, thực chất của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong 45 năm qua; đánh giá cao sự hợp tác và triển khai tốt, có hiệu quả các dự án tại Việt Nam trong thời gian qua.

Ông  Shinichi Kitaoka Kitaoka khẳng định JICA sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để đóng góp cho quan hệ hai nước được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa, trong đó chú trọng nâng cao giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp, chính sách ứng phó với biển đổi khí hậu và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam./.

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top