Sau hai ngày hoạt động tại Hội nghị, chiều 27/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các nhà lãnh đạo các nước thành viên Cộng đồng các nước Pháp ngữ đã dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 tại Trung tâm Hội nghị Ivato ở Thủ đô Antananarivo, Madagascar.
Phát biểu tại Lễ bế mạc, Tổng thống Madagascar Hery Rạịaonarimampianina tuyên bố Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 đã thành công tốt đẹp.
Qua hai ngày Hội nghị, các nhà Lãnh đạo Cộng đồng Pháp ngữ đã thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng đồng đều và phát triển có trách nhiệm, qua đó góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định trong không gian Pháp ngữ và trên thế giới, đúng như tinh thần chủ đề của Hội nghị cấp cao lần này.
Các nhà Lãnh đạo cũng thảo luận việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; đề ra các biện pháp cụ thể thúc đẩy việc triển khai Khung chiến lược hợp tác Pháp ngữ giai đoạn 2015-2022, Chiến lược thanh niên Pháp ngữ và Chiến lược kinh tế Pháp ngữ, trong đó chú trọng phát huy vai trò của phụ nữ và thanh niên.
Kết thúc Hội nghị, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Antananarivo và 13 nghị quyết, đề ra các biện pháp định hướng cho các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ trong thời gian tới trên các lĩnh vực hòa bình, an ninh, chống khủng bố, đa dạng ngôn ngữ và văn hóa, giáo dục, hợp tác kinh tế, phát triển bền vững, thúc đẩy đa dạng ngôn ngữ và văn hóa, y tế, năng lượng.v.v.
Đáng chú ý là, trong các văn kiện Hội nghị cấp cao, các nhà Lãnh đạo đã đề nghị Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tăng cường nỗ lực hỗ trợ ngăn ngừa và giải quyết khủng hoảng, xung đột, xây dựng và củng cố hòa bình, thúc đẩy sự tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Đặc biệt, các nhà Lãnh đạo đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và tính đến những diễn tiến gần đây trong khu vực, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; hoan nghênh các nỗ lực nhằm góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và tự do, an toàn hàng hải và hàng không trong khu vực.
Hội nghị đã đồng ý kết nạp New Caledonia (Pháp) làm thành viên liên kết và Argentina, Hàn Quốc và Ontario (Canada) làm quan sát viên, nâng tổng số thành viên và quan sát viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ từ 80 lên 84.
Việc ngày càng có thêm nhiều nước và vùng lãnh thổ ở các châu lục khác nhau xin gia nhập Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ chứng tỏ sức hút, uy tín và vị thế của tổ chức ngày càng tăng, tổ chức ngày càng trở thành một diễn đàn đa phương quan trọng để các nước triển khai chính sách đối ngoại của mình, cùng các nước thành viên khác tìm kiếm giải pháp cho các thách thức toàn cầu, qua đó thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển bền vững trên thế giới.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Antananarivo, Madagascar về Hà Nội kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 tổ chức tại Madagascar.
Tiễn Chủ tịch nước tại sân bay quốc tế Ivato có Bộ trưởng Phủ Tổng thống Phụ trách Nông nghiệp Madagascar Rivo Rakatovao, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Madagascar Eric Nazaraly và phu nhân, Đại diện cộng đồng người Madagascar gốc Việt và Đại sứ Việt Nam tại Mozambique kiêm nhiệm Madagascar Nguyễn Văn Trung./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.