Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 2 năm 2017 | 1:59

Chủ tịch nước lái máy cày trong Lễ hội Tịch Điền

KTNT- Sáng nay, ngày 3/2, tức mồng 7 Tết Đinh Dậu, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lái máy cày trên cánh đồng Đọi Sơn (Duy Tiên - Hà Nam). Đầu năm đi cày khai xuân như để đánh thức đất đai, khai xuân động thổ, khởi đầu mùa vụ mang lúa gạo đến cho con người để nhà nhà no đủ.

Sáng 3/2, hàng nghìn người đổ về xã Đọi Sơn xem “vua” xuống ruộng đi cày, cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu… Năm nay, lễ hội Tịch điền cũng chính thức đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến Học Việt Nam, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam dự Lễ hội Tịch điền 2017.

Dự Lễ hội Tịch điền năm 2017 có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến Học Việt Nam, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, lãnh đạo các tỉnh bạn, các sở, ban, ngành cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Sau màn khai múa trống khai hội cùng màn múa rồng, ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đã đọc văn trình trước linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông khai hội Tịch điền Đọi Sơn 2017.

 Ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đoc văn trình...

Sau đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến Học Việt Nam, cùng các lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã lên dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: “Lễ hội Tịch điền là lễ hội truyền thống hàng năm. Đầu năm đi cày khai xuân như để đánh thức đất đai, khai xuân động thổ, khởi đầu mùa vụ mang lúa gạo đến cho con người để nhà nhà no đủ. Cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa mạng bội thu, khuyến khích người dân sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đây cũng là dịp để Hà Nam quảng bá hình ảnh những sản phẩm truyền thống của mình…”.

Thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho UBND huyện Duy Tiên, nơi diễn ra lễ Tịch điền hàng năm.

Ông Nguyễn Đình Khang, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam phát biểu tại buổi lễ

Kế thừa công việc của người xưa, khai xuân Tịch Điền mở đầu một mỹ tục khuyến khích nông trang, nhắc nhở dân các làng vĩ nông vi bản, thuận lẽ trời, hợp lòng người. Lễ hội Tịch Điền còn là dịp để người dân nhớ về cội nguồn, chiêm ngưỡng di tích lịch sử, hành hương về với Thần, Phật, cầu nguyện sư may mắn tốt lành.

Một lão nông được tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ cửu long, mặc áo hoàng bào xuống ruộng đi cày 3 sá, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi vua cày xong, các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày 9 sá.

Tiếp đến, Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trên cánh đồng Đọi Sơn, khai xuân như để đánh thức đất đai, khai xuân động thổ, khởi đầu mùa vụ mang lúa gạo đến cho con người để nhà nhà no đủ. Điểm mới trong năm nay là Chủ tịch nước không cày bằng trâu như mọi khi mà thay vào đó là lái máy cày, ý muốn đưa khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Lãnh đạo tỉnh Hà Nam trao Bằng khen cho 26 xã đạt nông thôn mới năm 2016

Thời xưa, vua Lê Đại Hành là vị vua khởi xướng việc cầm cày xuống ruộng trong lễ hạ điền đầu năm. Từ đó, lễ được coi như Quốc lễ bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp. “Một lần vua cầm cày hơn ngàn lần vua xuống chiếu khuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần vua hô hào cổ vũ”.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được khôi phục từ năm 2009. Ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày mở hội Tịch Điền dưới chân núi Đọi, tại xã Đọi Sơn. Câu chuyện nhà vua đi cày được tái khởi trong sự khâm phục của người nông dân.

Cũng trong dịp này, UBND tỉnh Hà Nam đã trao Bằng công nhận nông thôn mới cho 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 và 500 triệu đồng/xã.

 Hà Nam

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top