Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 2 tháng 10 năm 2021 | 13:28

Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri TP. Hồ Chí Minh

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chia sẻ với chính quyền, đồng bào, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về những mất mát của nhân dân Thành phố do dịch COVID-19 gây ra thời gian qua.

Sáng 2/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề theo hình thức trực tuyến với các cử tri là doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố để lắng nghe, giải đáp ý kiến của DN nhằm phục hồi nhanh nhất sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng, lấy lại đà tăng trưởng cho khu vực kinh tế đầu tàu của đất nước.

c1.jpg
 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri là doanh nghiệp TPHCM

 

Đây là cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đầu tiên của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp Thành phố - lực lượng sản xuất quan trọng đang có có nhiều tâm tư, nguyện vọng mong muốn được phản ánh tới các cơ quan quản lý Nhà nước để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Buổi tiếp xúc cũng ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch COVID-19; nâng cao hiệu quả triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố đối với doanh nghiệp… 

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chia sẻ với chính quyền, đồng bào, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về những mất mát của nhân dân Thành phố do dịch COVID-19 gây ra thời gian qua. 

Theo đó, thời gian qua, đã có hàng trăm nghìn người nhiễm bệnh phải điều trị, gần 15.000 người đã tử vong, hàng nghìn trẻ em mồ côi, nhiều em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cùng với đó hàng chục nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể và ngừng hoạt động. 9 tháng đầu năm 2021, riêng Thành phố Hồ Chí Minh có gần 16.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. GRDP của Thành phố 9 tháng âm 4,98%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Lực lượng lao động giảm trên 22% so với cùng kỳ, bán lẻ hàng hóa giảm gần 18% so với cùng kỳ. Thu nhập, sức mua của người dân và doanh nghiệp bị bào mòn, thiệt hại rất lớn. 

Chủ tịch nước biểu dương doanh nhân Việt Nam và TPHCM trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn nỗ lực chung sức, đồng lòng cùng chính quyền chống dịch. Hỗ trợ tài lực, vật lực, nhân lực cho tuyến đầu chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội, chia sẻ khó khăn với người lao động, nhường cơm sẻ áo với người dân gặp khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vẫn cố gắng vượt khó với hình thức phù hợp để giữ sản xuất và giữ người lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: "Chúng ta tin tưởng khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời. Khó khăn lớn nhất đã nằm lại phía sau. Có thể nói tương lai dù còn nhiều thách thức nhưng ánh sáng đã xuất hiện ở đoạn cuối đường hầm này. Những cơ hội kinh tế đang đã mở ra, không chỉ bù đắp lại mất mát đã qua mà còn cơ hội lớn để bứt phá. Đảng, Nhà nước, chính quyền Thành phố, trước hết là ngành tài chính, thuế, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành Trung ương đang và sẽ tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước nới dần giãn cách xã hội, giúp phục hồi kinh tế TP. Hồ Chí Minh". 

Đánh giá cao chia sẻ của Chủ tịch nước tại buổi tiếp xúc, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề xuất nhiều giải pháp gửi đến các cơ quan chức năng để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới. Các doanh nghiệp cũng đề nghị Chính phủ có các giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn, tái cơ cấu lại khoản vay, lãi vay; đề nghị cơ quan chức năng cần công bố công khai thông tin về chiến lược, kế hoạch và kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo đủ thông tin và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân và cũng là cơ sở đẻ doanh nghiệp chủ động các hoạt động sản xuất kinh doanh./.

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top