Trong chuyến công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, ngày 27-6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Phú Yên.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Phú Yên, thời gian qua, tỉnh đã thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội, an sinh xã hội, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý, gắn với việc phát triển kinh tế bền vững, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc trật tự an toàn xã hộị. Đồng chí Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, nhấn mạnh: Bằng sự quyết tâm, sáng tạo, đoàn kết, cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2016, tốc độ tăng GRDP trên địa bàn ước tăng 7,9% so với cùng kỳ; thu ngân sách ước đạt 1.480 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,8 triệu đồng, tăng 10,1%. Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư được quan tâm đẩy mạnh, những tháng đầu năm thu hút được 159 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Toàn tỉnh hiện có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới...
Tại buổi làm việc, tỉnh Phú Yên kiến nghị, đề xuất với Chủ tịch nước và đoàn công tác một số vấn đề như: có cơ chế, chính sách đặc thù cho Phú Yên trong thu hút đầu tư, triển khai một số dự án trọng điểm; có chính sách hỗ trợ ngư dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo; đồng thời quan tâm hỗ trợ để Phú Yên sớm triển khai các dự án ứng phó với biển đổi khí hậu, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai…
Sau khi nghe báo cáo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Phú Yên đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Phú Yên đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào thành tích chung của cả nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu chỉ đạo
Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Phú Yên cần có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển để xuất khẩu; tạo điều kiện bố trí đất ở, đất sản xuất cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định cuộc sống để hạn chế tình trạng người dân phá rừng làm nương rẫy. Tiếp tục thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường hợp tác, liên kết, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và hình thành thương hiệu sản phẩm, trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân; đồng thời xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành một trong những khu công nghiệp, cảng biển lớn của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên; chú trọng xây dựng và triển khai mô hình liên kết theo chuỗi giá trị mà trước mắt là hoạt động đánh bắt cá ngừ đại dương. Ngoài ra, tỉnh Phú Yên quan tâm tổ chức lại sản xuất đánh bắt thủy sản, đảm bảo an toàn, giúp ngư dân có thêm thu nhập và sống được từ nghề biển. ...
Đối với các kiến nghị, đề xuất của địa phương, Chủ tịch nước giao cho các bộ, ngành liên quan phối hợp với tỉnh Phú Yên tiến hành rà soát, lập quy hoạch trong thời gian sớm nhất...
Trong buổi sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm và nói chuyện với người dân làng biển khu phố Phú Thọ 3, thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa; trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Trụ sở Tỉnh ủy Phú Yên; thăm Công ty Cổ phần Pymepharco; thăm gia đình ông Nguyễn Duy Luân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.
Anh Thi
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.