“Phải xây dựng Lý Sơn phát triển mạnh về kinh tế, vững về an ninh quốc phòng, nhưng phải đẹp”, đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho các ngư dân huyện Lý Sơn
Ngày 22/2, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và trao đổi với nhân dân huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi). Đây là địa phương có nghề khai thác thủy sản tuyền thống. Cùng đi với đoàn có UVTW Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế TW Phan Văn Sáu; UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường,...
Vừa đến đảo Lý Sơn, Chủ tịch nước đã viếng hương Âm linh tự trên đảo - nơi thờ tự và mộ phần là di tích tưởng niệm lính Hoàng Sa hy sinh khi làm nhiệm vụ khai thác kinh tế biển, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông trong lịch sử. Đây không chỉ là di tích lịch sử - văn hóa quan trọng minh chứng cho chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, mà còn là nét đẹp văn hóa, tính nhân văn sâu sắc của người dân trên đảo Lý Sơn nhằm thể hiện lòng tri ấn đối với cha ông - những Hùng binh Hoàng Sa đã hy sinh vì đất nước.
Chủ tịch nước đã lắng nghe chính quyền và ý kiến của nhân dân địa phương xã An Hải, huyện Lý Sơn. Trong điều kiện nghề cá gặp nhiều khó khăn, ngư dân bày tỏ mong muốn nhận được nhiều hỗ trợ của Đảng, Nhà nước để hoạt động ổn định, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trước tình hình nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiện, đánh bắt xa bờ cần phải đóng tàu lớn, nhưng ngư trường đánh bắt gặp không ít rủi ro, ngư dân kiến nghị nhà nước cần kéo dài thời hạn cho vay vốn, tăng số lượng bảo hiểm thân tàu, hỗ trợ máy dò cá, hỗ trợ mua ngư lưới cụ. Tạo điều kiện để huyện đảo phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới...
Lắng nghe ý kiến của nhân dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh kết quả đánh bắt cá của các ngư dân trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Biểu dương tinh thần vượt khó của bà con để vươn khơi, bám biển phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Chủ tịch nước khen ngợi huyện đã chú ý trồng rừng. Chủ tịch nước cũng lưu ý, rừng trồng như vậy là tốt, nhưng chưa đủ, trồng rừng là để bảo vệ môi trường, tạo cảnh quang, cần trồng những loại cây thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của đảo.
Chủ tịch chỉ đạo: “Lý Sơn phải chú ý quy hoạch, quy hoạch phải chú ý đến an ninh quốc phòng. Phải xây dựng Lý Sơn phát triển mạnh về kinh tế, vững về an ninh quốc phòng, nhưng phải đẹp. Trung ương sẽ có trách nhiệm tăng cường thêm để đầu tư cho Lý Sơn vững mạnh, góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”.
Từ khi thành lập huyện đến nay, đảo Lý Sơn đã tạo được nhiều nét son trong phát triển kinh tế. Trong đó, ngư nghiệp đã thực sự trở thành mũi nhọn theo định hướng của Đảng bộ, với đội tàu 410 chiếc, tổng công suất 57.751CV, với 217 tàu, thuyền có công suất trên 100 CV, trong đó có gần 200 chiếc chuyên đi khai thác hải sản ở ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, vừa làm kinh tế, vừa góp phần giữ gìn chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. Có hơn 4.000 lao động tham gia vào khai thác hải sản. Đảo Lý Sơn đã thành lập 02 nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh và An Hải, số thuyền viên tham gia gần 2.000 người.
Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đảo Lý Sơn đã có nhiều đóng góp trong việc khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt là tộc họ Đặng hiến tặng Tờ lệnh quý vào tháng 4/2009 - minh chứng góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của quốc gia.
Hàng trăm năm qua, ngư dân nơi đây đã ra biển là thẳng hướng Hoàng Sa, Trường Sa, dẫu hiểm nguy bởi thiên tai, nhân tai rình rập nhưng họ vẫn không hề nao núng. Ngày nay, ngư dân Lý Sơn vươn khơi đã có thể an tâm hơn, bởi bên họ luôn có nhân dân cả nước sát cánh và có một “mái nhà chung” đoàn kết trên biển: Nghiệp đoàn nghề cá An Hải và An Vĩnh, với gần 2.000 đoàn viên là ngư dân 2 xã trong huyện tham gia. Ngư dân Lý Sơn an tâm bám biển, vừa làm kinh tế, vừa góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Với đặc thù riêng vùng biển đảo, cái khó khăn nhất của Lý Sơn là thiếu hệ thống điện lưới quốc gia. Từ khi dự án cáp điện ngầm được thực hiện thì kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt là du lịch ở đảo tiền tiêu này ngày càng phát triển...
Chủ tịch nước trồng cây bàng vuông lưu niệm tại Trạm Rada 18 ở Lý Sơn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng 20 suất quà cho nhân dân huyện đảo Lý Sơn. Tiếp đó, đoàn đã thăm, tặng quà Trạm Rada 18 trên đảo.
Tiếp đó, Chủ tịch nước đã thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
Hải Vân
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.