Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 2 năm 2016 | 2:16

Chủ tịch Quốc hội: “Nhiều thủ tục hành chính của mình cay độc lắm”

Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý một số nội dung lớn của dự án Luật dược (sửa đổi) do bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày tại phiên làm việc sáng nay (23/2) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo Luật là cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn 5 năm. Có ý kiến đề nghị quy định cấp Chứng chỉ hành nghề dược một lần kèm theo điều kiện định kỳ cập nhật kiến thức chuyên môn và tiến tới lộ trình cấp Chứng chỉ hành nghề cả nghề y và dược cùng có thời hạn 5 năm khi mà cải cách hành chính có tiến bộ.

Thường trực Ủy ban thấy rằng, việc cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) 5 năm/lần tuy phù hợp với thông lệ quốc tế và giúp quản lý được chất lượng hành nghề, cập nhật kiến thức chuyên môn nhưng lại phát sinh thủ tục hành chính, chưa phù hợp với xu thế cải cách hành chính hiện nay”, bà Mai cho biết.

Do còn hai loại ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho xin ý kiến Đại biểu Quốc hội 2 phương án: Cấp CCHN có thời hạn 5 năm và cấp CCHN dược 1 lần. Sau đó, Luật sẽ thể hiện theo ý kiến đa số ĐBQH.

Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, bà Trương Thị Mai cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật đã được chỉnh lý cụ thể tại một số điều thuộc Mục 1 Chương III về hành nghề dược và Điều 60.

Theo đó, thời gian cấp đăng ký gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc chỉ còn 3 tháng (theo Luật dược 2005, thời gian này là 6 tháng).

Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc mới, giảm từ 18 tháng còn 12 tháng khi đã có đầy đủ dữ liệu lâm sàng của thuốc mới được chứng minh đạt an toàn, hiệu quả.

Điều kiện về thời gian thực hành đối với người xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược về cơ bản đã giảm từ 5 năm xuống còn 2 hoặc 3 năm tùy theo vị trí công việc.

chu tich quoc hoi:
Chủ tịch Quốc hội cho rằng còn quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho dân

Thảo luận về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tại sao lại không cấp một lần mà 5 năm lại cấp lại? Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, quá nhiều thủ tục gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa!”

“Tự do kinh doanh mà sao nghề chữa bệnh cứu người lại gây cản trở. Chỉ cấp một lần thôi, về sau kiểm tra thấy đủ điều kiện thì hoạt động tiếp, còn không đủ thì thôi chứ sao lại một vài năm lại cấp lại”, ông Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm.

Kết luận phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cần nghiên cứu thêm một số nội dung quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính, làm sao cho công khai minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục; giảm thời gian cấp và gia hạn giấy lưu hành cho các doanh nghiệp kinh doanh dược đang còn gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến thời hạn cấp Chứng chỉ hành nghề, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ trình Quốc hội 2 phương án như Tờ trình, đồng thời nhấn mạnh: “Quan tâm giảm bớt nhiêu khê thủ tục khi cấp phép, đừng để người dân phàn nàn. Làm sao phát huy tiềm năng lợi thế Việt Nam cạnh tranh được với thế giới”./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top