Sáng nay (23/7), bà Nguyễn Thị Kim Ngân và các lãnh đạo Quốc hội đã có cuộc gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khoá XIV. Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên.
PV: Trong phát biểu nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội nói sẽ phát huy kinh nghiệm của người tiền nhiệm. Bà tâm đắc nhất kinh nghiệm nào của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng?
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Tôi học tập được rất nhiều từ người tiền nhiệm vì có thời gian làm việc từ Bộ Tài chính, trong Chính phủ và tại Quốc hội.Đó là bản lĩnh chính trị và quyết đoán – hai yếu tố quan trọng của người lãnh đạo.
Bản lĩnh là khi đứng trước vấn đề khó khăn, đưa ra quyết định. Tính quyết đoán là khi đã thấy việc đó đúng đường lối, chủ trương và thực tiễn đất nước thì quyết đoán và nếu sai thì sẵn sàng nhận trách nhiệm.
PV: Thời gian tới, để phát huy tính dân chủ thì Quốc hội cần chú trọng nội dung gì, thưa Chủ tịch Quốc hội?
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Quốc hội là dân bầu ra, nói tiếng nói của dân, tức phải nghe được hơi thở, tâm tư tình cảm nguyện vọng của dân để thảo luận làm sao thực hiện các chức năng cơ bản của Quốc hội phù hợp với nguyện vọng, lợi ích, tâm tư tình cảm của nhân dân.
Quốc hội đổi mới làm được tốt 3 chức năng lập hiến lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát là phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân
PV: Tổng Bí thư khi phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất có kiến nghị đại biểu Quốc hội kiên quyết chống quan liêu, tiêu cực. Với vai trò Chủ tịch Quốc hội, bà sẽ làm gì để đại biểu làm tốt việc này?
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Khi tuyên thệ, chúng tôi không nói cụ thể chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhưng nói trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp thì có nghĩa phải chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
Và để chống thì trước hết phải làm luật pháp cho tốt, rà soát cho chặt chẽ, minh bạch, công khai, rõ ràng để không ai lợi dụng khe hở, khoang trống luật pháp để thực hiện hành vi tham nhũng. Còn quan liêu thuộc phạm trù gắn với đạo đức công vụ, quá trình từ chính sách đến con người. Quốc hội sẽ làm luật cho đảm bảo khả thi, sau đó phải giám sát xem vận dụng, thực hiện pháp luật có đúng hay không.
Khi quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, để chống tham nhũng, tiêu cực thì vấn đề được đặt ra nghiêm túc. Như dự án sân bay Long Thành, ngay từ chủ trương đã được rà soát kỹ, xem có nên làm hay không, vì sao làm, quy mô ra sao, làm ở đâu, ai làm, đụng tới bao nhiều cuộc sống người dân...? Tức khi quyết định thì phòng tránh tiêu cực tham nhũng từ khâu chủ trương, còn khi triển khai thì giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan Quôc hội và Chính phủ.
PV: Các phân tích cho thấy rằng nhiều khả năng nợ công vượt giới hạn. Nếu điều này xảy ra thì ai chịu trách nhiệm và bà sẽ làm gì để giảm nỗi lo của người dân?
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Quốc hội đang kiểm soát chặt chẽ vấn đề nợ công. Tất nhiên trong vấn đề nợ công thì Quốc hội có trách nhiệm khi quyết định bội chi, phát hành trái phiếu. Còn khi thực hiện thì cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ thực hiện trong điều hành.
Trước đây nợ công không quá 65% và hiện vẫn dưới 65% nhưng nợ Chính phủ vượt 0,3%. Quốc hội khoá này quyết tâm kiểm soát chặt chẽ nợ công và tính toán lại cách xác định nợ công cho đúng.
Người ta có thể vượt 100%, 200% không sao nhưng Việt Nam 65% thì có an toàn hay không? Chính phủ sẽ có báo cáo nợ công riêng để Quốc hội thảo luận.
Hiện nay nợ nằm trong tầm kiểm soát, nhưng Quốc hội quan tâm không phải là dưới hay vượt 65% mà an toàn phải là vay thì đến hạn phải trả cho được, vay làm gì, thực hiện hiệu quả hay không mới là an toàn nợ công. Vay đúng mục đích và hiệu quả thì vay là cần thiết, nền kinh tế chịu được và đến hạn có tiền trả là an toàn.
Nợ công hiện có vấn đề là vẫn mức kiểm soát nhưng đến thời hạn trả nợ có khó khăn, chưa có đủ nguồn lực để cân đối trả nợ đúng hạn, xảy ra vay để đáo hạn, tức vay mới trả nợ cũ.
Quốc hội có những điều chỉnh giảm áp lực bằng nghị quyết, như thay đổi cơ cấu nợ trong nước và nợ nước ngoài; cơ cấu vay ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn để giảm áp lực trả nợ. Xu hướng này đang diễn ra cả nước.
Quốc hội quyết tâm để Việt Nam không giẫm lên vết xe đổ của quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ. Ta quy mô ngân sách nhỏ, quốc gia đang phát triển nên cần vay nhưng quyết tâm không đi theo vết xe đổ nên Quốc hội sẽ giám sát chặt chẽ.
Cơ quan Quốc hội khi thẩm tra là kiểm soát nợ công, không để bội chi tăng lên mà dần kéo xuống. Khoá trước cố gắng nhưng chưa làm được thì khoá này sẽ nỗ lực đưa về quỹ đạo an toàn.
PV: Xin cảm ơn bà.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.