Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 10 năm 2021 | 17:57

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần có chính sách xã hội hóa cho địa bàn chưa có nước sạch

Tiếp xúc cử tri huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) sáng 9/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong thời gian tới, cần có chính sách xã hội hóa cho địa bàn chưa có nước sạch, giải quyết vấn đề rác thải nông thôn.

Sáng nay, 9/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng), chuẩn bị Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri huyện Tiên Lãng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri huyện Tiên Lãng.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới điểm cầu các xã, thị trấn, đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
 
Tại buổi tiếp xúc, cử tri huyện Tiên Lãng ghi nhận và đánh giá cao thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Kỳ họp thứ nhất, bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.
 
Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc phòng, chống Covid-19, sớm đưa đất nước trở lại bình thường mới và nên có giải pháp đồng bộ thống nhất việc chống dịch trong toàn quốc giữa các địa phương.
 
Cử tri huyện Tiên Lãng đề nghị Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sớm ban hành Quyết định, hướng dẫn chỉ đạo việc triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn mới, sớm ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố xây dựng Đề án xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có cơ chế, chính sách cụ thể hơn cho việc đầu tư, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế ở khu vực nông thôn nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Cử tri nêu ý kiến tại cuộc tiếp xúc.
Cử tri nêu ý kiến tại cuộc tiếp xúc.
Cử tri cũng đề nghị Chính phủ sửa đổi quy định tại Khoản 1, Điều 32, Nghị định 117/2007 về quy định đối với vùng cấp nước và xem xét có chỉ đạo, chính sách cụ thể cho việc cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước ở địa bàn nông thôn hiện nay. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực cho bảo vệ môi trường nông thôn, tạo điều kiện để phát triển dịch vụ môi trường cho khu vực nông thôn; đưa ra các quy định về việc quản lý, xử lý chất thải đối với khu vực nông thôn.
 
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quốc hội có 120 đề án, kế hoạch để nâng cao hơn nữa hoạt động, sẵn sàng chuẩn bị tâm thế họp thêm kỳ chuyên đề để thông qua một số chủ trương đầu tư, một số dự án luật… hướng đến “Quốc hội hành động, Quốc hội phục vụ, Quốc hội vì dân”.
Kỳ họp tới, Quốc hội sẽ xem xét cơ chế đặc thù cho một số tỉnh, thành phố, trong đó có Hải Phòng để thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị.
 
Trong 9 tháng năm 2021, tăng trưởng kinh tế giảm mạnh do nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh bị tạm dừng. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương (1,42%). Trong bối cảnh đó, TP Hải Phòng có mức tăng trưởng cao (12,28%), đóng góp vào bình quân chung cả nước, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế.
 
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, kỳ họp lần này Quốc hội tiếp tục thảo luận để cụ thể hóa những yêu cầu để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh trong thời gian qua, Đảng thống nhất chủ trương thực hiện mục tiêu kép nhưng đưa nhiệm vụ tập trung nguồn lực cho phòng chống dịch, đặt sức khỏe của người dân lên trước tiên.
 
Phải có chiến lược đồng bộ, bài bản, đảm bảo nhất quán từ Trung ương đến địa phương trong tổ chức thực hiện, tránh bị động, lúng túng. Có kịch bản, phương án chủ động đề xuất giải pháp ứng phó. Xây dựng chiến lược kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế trong đại dịch.
 
Trong công tác phòng chống dịch, trong thời gian tới sẽ đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn với dịch Covid-19, tăng độ bao phủ vắc xin. Sẽ ưu tiên nguồn lực vắc xin cho TP. Hải Phòng phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh.
 
Trao đổi với cử tri, Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục các giải pháp hỗ trợ người dân người lao động. Đối với Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới quốc gia, từng địa phương cụ thể hóa theo tiềm lực của mình. Cần có chính sách xã hội hóa cho các địa bàn chưa có nước sạch; giải quyết bài toán nước sạch, môi trường, y tế, giáo dục ngay trong từng dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp; giải quyết vấn đề rác thải nông thôn, thực hiện phân loại rác thải, áp dụng công nghệ hiện đại trong xử lý.
 
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Hải Phòng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững “thành trì” trong phòng chống dịch. Đồng thời tiếp thu các ý kiến của cử tri và cho biết sẽ xem xét tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.
 
 
 
Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top