Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 7 năm 2022 | 16:41

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt người có công tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022), chiều nay (27/7), tại thành phố Tam Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt người có công, thân nhân liệt sỹ tiêu biểu tỉnh Quảng Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vui mừng và xúc động khi về thăm Quảng Nam - vùng đất giàu truyền thống cách mạng, anh hùng, kiên trung, bất khuất, đúng dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022), ngày toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tưởng nhớ, tri ân những người có công với nước
 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt người có công, thân nhân liệt sỹ tiêu biểu tỉnh Quảng Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt người có công, thân nhân liệt sỹ tiêu biểu tỉnh Quảng Nam.

 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói: Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi xin gửi đến các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, anh chị em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng lời thăm hỏi ân cần và lòng biết ơn sâu sắc.
 
Tiếp nối truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, suốt 75 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn ghi nhớ, trân trọng, biết ơn và coi việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của hệ thống MTTQ Việt Nam, của mọi người dân, của thế hệ hôm nay và mai sau. Tôi mong rằng, tình cảm đó sẽ luôn làm ấm lòng các thương, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với đất nước.
 
Qua nghe báo cáo của tỉnh tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy sáng nay, tôi rất vui mừng với kết quả 6 tháng đầu năm của tỉnh nhà: Tình hình kinh tế - xã hội phục hồi tốt; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tăng 12,8%  so với cùng kỳ năm 2021; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 22%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,4%; có 674 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 0,4%; hoạt động du lịch dần phục hồi và khởi sắc trở lại, khách du lịch đến Quảng Nam tăng gấp 07 lần so với cùng kỳ (trong đó, khách quốc tế tăng gấp 06 lần, khách trong nước tăng gấp 07 lần so với cùng kỳ). Tổng thu NSNN đạt 18.681 tỷ đồng, bằng 78,8% dự toán Trung ương giao, tăng 43,6% so với cùng kỳ (trong đó, thu nội địa đạt hơn 13.600 tỷ đồng, bằng 71,6% so với dự toán năm, tăng 30,5%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 2.390 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ)...
 
Quảng Nam là tỉnh có số đối tượng chính sách rất lớn, chiếm hơn 23% dân số cả tỉnh, trong đó có trên 65.400 liệt sỹ; trên 30.700 thương, bệnh binh; trên 45.500 người có công giúp đỡ cách mạng; trên 11.800 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; trên 34.000 người tham gia kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương; trên 6.300 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học... Đặc biệt, tỉnh có 15.332 bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” - là địa phương có số Mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất cả nước (chiếm hơn 1/7 số Bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước), hiện có 430 Mẹ còn sống và đã được các cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng...
 
Thời gian qua, mặc dù trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị của Quảng Nam đã luôn xác định công tác “Đền ơn đáp nghĩa” là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, không ngừng tập trung huy động mọi nguồn lực để chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và thân nhân người có công là rất điều đáng trân trọng.
 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt người có công, thân nhân liệt sỹ tiêu biểu tỉnh Quảng Nam.
 
Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân nhân tỉnh Quảng Nam quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ sau:  Tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến, năng động, đổi mới, đi đầu trong xây dựng và phát triển KT - XH. Tập trung thực hiện hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, kế hoạch phát triển KT - XH năm 2022 và giai đoạn 2020-2025. Thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lược là xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và đào taọ nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Có phát triển kinh tế, tăng thu NSNN, chúng ta mới có đủ nguồn lực và điều kiện để chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người có công.
 
Hai là, tỉnh cần phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát huy các kết quả đạt được trong công tác người có công, tập trung triển khai đồng bộ, toàn diện Chỉ thị số 14-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng và Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020.
 
Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi đối với người có công theo quy định, nhất là các chế độ, chính sách mới được ban hành. Quan tâm hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người có công tham gia các hoạt động phát triển KT - XH để nâng cao mức sống; tiếp tục rà soát, phát hiện những trường hợp thuộc diện chính sách, người có công còn tồn sót, hướng dẫn kê khai, xác lập hồ sơ theo quy định để người có công được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.
 
Ba là, tiếp tục huy động nguồn lực thực hiện hỗ trợ nhà ở người có công để giải quyết cơ bản về nhà ở đối với người có công trong những năm tới. Quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sỹ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Tập trung chỉ đạo, làm tốt công tác vận động triển khai thực hiện có kết quả Đề án cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022-2026 và chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công.
 
Bốn là, đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp Nhân dân, tiếp tục khẳng định công tác “Đền ơn đáp nghĩa” không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách ưu đãi để người có công, Nhân dân biết, thực hiện và giám sát. Phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể tiếp tục “Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia công tác Đền ơn đáp nghĩa” nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người có công… đảm bảo người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú và có 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh - liệt sỹ.
 
Năm là, chú trọng biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình làm tốt công tác chăm lo đối với người có công; tăng cường công tác quản lý của các cấp, các ngành, chế độ trách nhiệm của cơ quan làm công tác chính sách, trách nhiệm của cán bộ chuyên môn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện chính sách đối với người có công; không để xảy ra tình trạng lợi dụng, khai man hồ sơ để trục lợi chính sách. 
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top