Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 2 năm 2016 | 2:16

Chủ tịch Quốc hội: “Nhiều thủ tục hành chính của mình cay độc lắm”

Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý một số nội dung lớn của dự án Luật dược (sửa đổi) do bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày tại phiên làm việc sáng nay (23/2) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo Luật là cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn 5 năm. Có ý kiến đề nghị quy định cấp Chứng chỉ hành nghề dược một lần kèm theo điều kiện định kỳ cập nhật kiến thức chuyên môn và tiến tới lộ trình cấp Chứng chỉ hành nghề cả nghề y và dược cùng có thời hạn 5 năm khi mà cải cách hành chính có tiến bộ.

Thường trực Ủy ban thấy rằng, việc cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) 5 năm/lần tuy phù hợp với thông lệ quốc tế và giúp quản lý được chất lượng hành nghề, cập nhật kiến thức chuyên môn nhưng lại phát sinh thủ tục hành chính, chưa phù hợp với xu thế cải cách hành chính hiện nay”, bà Mai cho biết.

Do còn hai loại ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho xin ý kiến Đại biểu Quốc hội 2 phương án: Cấp CCHN có thời hạn 5 năm và cấp CCHN dược 1 lần. Sau đó, Luật sẽ thể hiện theo ý kiến đa số ĐBQH.

Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, bà Trương Thị Mai cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật đã được chỉnh lý cụ thể tại một số điều thuộc Mục 1 Chương III về hành nghề dược và Điều 60.

Theo đó, thời gian cấp đăng ký gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc chỉ còn 3 tháng (theo Luật dược 2005, thời gian này là 6 tháng).

Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc mới, giảm từ 18 tháng còn 12 tháng khi đã có đầy đủ dữ liệu lâm sàng của thuốc mới được chứng minh đạt an toàn, hiệu quả.

Điều kiện về thời gian thực hành đối với người xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược về cơ bản đã giảm từ 5 năm xuống còn 2 hoặc 3 năm tùy theo vị trí công việc.

chu tich quoc hoi:
Chủ tịch Quốc hội cho rằng còn quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho dân

Thảo luận về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tại sao lại không cấp một lần mà 5 năm lại cấp lại? Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, quá nhiều thủ tục gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa!”

“Tự do kinh doanh mà sao nghề chữa bệnh cứu người lại gây cản trở. Chỉ cấp một lần thôi, về sau kiểm tra thấy đủ điều kiện thì hoạt động tiếp, còn không đủ thì thôi chứ sao lại một vài năm lại cấp lại”, ông Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm.

Kết luận phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cần nghiên cứu thêm một số nội dung quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính, làm sao cho công khai minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục; giảm thời gian cấp và gia hạn giấy lưu hành cho các doanh nghiệp kinh doanh dược đang còn gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến thời hạn cấp Chứng chỉ hành nghề, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ trình Quốc hội 2 phương án như Tờ trình, đồng thời nhấn mạnh: “Quan tâm giảm bớt nhiêu khê thủ tục khi cấp phép, đừng để người dân phàn nàn. Làm sao phát huy tiềm năng lợi thế Việt Nam cạnh tranh được với thế giới”./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top